G
Điều kiện tiêu chuẩn để bổ nhiệm kế toán trưởng là gì? Kế toán trưởng là người đứng đầu trong bộ phận kế toán. Đây là vị trí phụ trách về tài chính của công ty, bao quát bộ phận kế toán. Do đó phải đáp ứng yêu cầu trình độ chuyên môn và điều kiện theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để bổ nhiệm kế toán trưởng
Theo điều 54 Luật Kế toán năm 2015, người làm kế toán trưởng cần có các tiêu chuẩn sau:
Yêu cầu có chuyên môn, nghiệp vụ kế toán từ trình độ đại học trở lên
Lưu ý:
Các doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng (Điều 20 nghị định 174/2016/NĐ-CP)
Nguồn Kaikevn
Điều kiện để bổ nhiệm kế toán trưởng
Theo điều 54 Luật Kế toán năm 2015, người làm kế toán trưởng cần có các tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
- Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có từ trình độ ĐẠI HỌC TRỞ LÊN. Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có trình độ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG.
Yêu cầu có chuyên môn, nghiệp vụ kế toán từ trình độ đại học trở lên
- Cơ quan có nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước các cấp;
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, cơ quan khác của nhà nước ở trung ương và các đơn vị kế toán trực thuộc các cơ quan này;
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh và tương đương; các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc các cơ quan này;
- Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp trung ương, cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A và dự án quan trọng quốc gia;
- Đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện;
- DN được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;
- Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện có tổ chức bộ máy kế toán (trừ các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc ngân sách cấp huyện);
- Cơ quan trung ương tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp huyện, cơ quan của tỉnh đặt tại cấp huyện;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp huyện có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Ban quản lý dự án đầu tư có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có sử dụng ngân sách nhà nước trừ các Ban quản lý dự án đầu tư thuộc dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A;
- Đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn;
- Đơn vị sự nghiệp công lập trừ các đơn vị thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- DN thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam không có vốn nhà nước, vốn điều lệ <10 tỷ đồng;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng.
- Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
- Các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có trên 50% vốn điều lệ vốn nhà nước:
- Đối với các cơ quan, đơn vị khác không được liệt kê bên trên
Lưu ý:
Các doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng (Điều 20 nghị định 174/2016/NĐ-CP)
Nguồn Kaikevn