PHẦN 30
Thường kỳ ở ba giai đoạn ngươn của một tiểu kiếp, thượng ngươn thượng kiếp trung ngươn trung kiếp, hạ ngươn hạ kiếp, của một chu kỳ một tiểu khiếp 16 triệu 800 nghìn năm.
Mỗi giai đoạn của một ngươn đều trải qua ba thời kỳ, thời kỳ thượng ngươn, thời kỳ trung ngươn, thời kỳ hạ ngươn.
Mỗi giai đoạn ngươn lại trải qua ba thời kỳ nữa, thời kỳ thượng đức, thời kỳ trung đức, thời kỳ vô đức của mỗi giai đoạn ngươn. Có nghĩa thượng ngươn thánh đức. Trung ngươn hiền đức. Và Hạ Ngươn mạt Pháp. Chín thời kỳ trên đều nằm trong một ngươn, của ba ngươn trong một tiểu kiếp. Thời kỳ thượng ngươn của Thượng Ngươn, Trung Ngươn. Hạ Ngươn là thời kỳ chánh khí, con người thấm nhuần đạo lý, tâm tánh ôn hòa, khí hậu mát mẻ, dương khí hưng thịnh ít nghịch lại chánh khí vũ trụ, thuận thiên, âm dương vận chuyển điều hòa, bốn mùa tám tiết ôn nhuận, không nghịch đảo, nên con người ít bệnh tật xảy ra, lại được ấm no, cây cỏ lại tốt ít sâu bệnh, kết hoa kết quả lại nhiều.
Thời kỳ trung ngươn, con người rời xa lần đạo lý chánh nghĩa, ngã theo tiền tài danh lợi vật chất. Có nghĩa là: con người vẫn duy trì đạo lý chính nghĩa, nhưng dục vọng đã làm mờ lần đạo lý chính nghĩa, thiện ác chen nhau lẫn lộn, âm khí ra đời dương khí suy giảm lần, khí hậu lúc thuận lúc nghịch, con người lúc khổ lúc vui quân bình, gặp thời ác thì ngã theo ác, gặp thời thiện thời ngã theo thiện, nhưng chỉ là tiểu thiện tiểu ác mà thôi, nên không xảy ra tai họa lớn lắm.
Thời kỳ hạ ngươn, nhất là thời kỳ của hạ hạ của hạ ngươn mạt kiếp, thời kỳ mạc khí, âm khí cực ác, cực thịnh, hầu hết con người hung tàn bạo ngược, tham lam vô độ, mất hết lương tri, mất hết luân thường đạo lý, dối trá hận thù, mưu mô xảo quyệt, không việc ác nào mà không làm, chỉ biết chạy theo tiền tài danh lợi, dương khí không còn, bốn mùa tám tiết nghịch đảo luôn luôn, khí độc càng dày, con người theo đó, bệnh tật hầu hết, cây cỏ cằn cỗi, ngũ tai thường xuất hiện, Thủy tai – Hỏa tai – Phong tai – Động Đất tai – Dịch Bệnh tai. Nhiều thứ giặc sanh ra, cuối cùng dẫn đến tận diệt (xem Kinh Long Hoa Pháp Tạng sau thời Hậu Đế sẽ nói rõ hơn).
* * *
PHẦN 31
Có người hỏi tôi rằng: Bồ tát đại hiếu MỤC KIỀN LIÊN vì Mẹ, mà làm tất cả mọi điều để cứu linh hồn của Mẹ, thể hiện đạo hiếu làm Con, gương hiếu sáng chóa để đời, để lại cho hậu thế soi chung, đi theo con đường hiếu đạo tinh thần, cứu Mẹ thoát khỏi Địa Ngục, siêu sanh Thiên Giới, xin Ngài nói rõ thêm về hiếu đức của đạo làm người, không chỉ dành riêng cho ông bà cha mẹ mà còn đối với các bậc bề trên.
ĐÁP: Như chúng ta đã biết, con người có hai phần, phần hồn và phần xác, vì thế trả hiếu cũng có hai cách:
1 - Là phụng dưỡng các bậc bề trên, Ông Bà Cha Mẹ, bằng con đường vật chất, như của cải, tiền tài, đồ ăn thức uống, hiếu nghĩa như vậy gọi là Tiểu Hiếu. Ra sức học tập thành đạt công danh, đem lại tiếng thơm cho bề trên những người có công dạy bảo mình, nâng đỡ mình, cũng như Ông Bà, Cha Mẹ, biết làm vừa lòng làm vui cho bề trên, làm vui cho Ông Bà Cha Mẹ, là Trung Hiếu.
2 - Là phụng dưỡng bề trên, cũng như Ông Bà Cha Mẹ bằng con đường tinh thần. Như khuyên bề trên, hướng thiện, đi theo con đường đại nghĩa trở về với Cội với Nguồn, cũng như khuyên Ông Bà Cha Mẹ lập nhiều công đức, truyền đạt kinh luân, làm nhiều việc phước thiện, cứu dân độ thế để lại âm đức cho con cháu, chứng quả trí huệ siêu thoát linh hồn về trời, Hiếu Nghĩa như thế là Đại Hiếu.
Còn nếu như bề trên tội ác sâu dày, cũng như Ông Bà, Cha Mẹ, thì con cái, cũng như các hàng đệ tử. Phải có bổn phận làm nhiều phước thiện cũng như nhờ sức mạnh của tập thể hộ niệm, niệm Đức Cha Trời, Mẹ Trời, cứu vớt linh hồn bề trên, cũng như Ông Bà Cha Mẹ đang sa đọa nơi Địa Phủ. Hoặc còn sống nơi chốn nhân gian giải thoát nghiệp chướng, tội ác sâu dày, siêu sanh thiên đàng cực lạc, những bậc hộ niệm tụng đọc Kinh Chú nếu được các bậc chân tu, hay các hàng thiện nhân trí thức, thì không còn gì tốt đẹp cho bằng, dù cho những người ấy tội các đến đâu cũng được siêu thoát. Hộ niệm siêu thoát linh hồn là pháp môn vô cùng mầu nhiệm, khó mà nói cho hết sự Mầu Nhiệm đó.
* * *
Thường kỳ ở ba giai đoạn ngươn của một tiểu kiếp, thượng ngươn thượng kiếp trung ngươn trung kiếp, hạ ngươn hạ kiếp, của một chu kỳ một tiểu khiếp 16 triệu 800 nghìn năm.
Mỗi giai đoạn của một ngươn đều trải qua ba thời kỳ, thời kỳ thượng ngươn, thời kỳ trung ngươn, thời kỳ hạ ngươn.
Mỗi giai đoạn ngươn lại trải qua ba thời kỳ nữa, thời kỳ thượng đức, thời kỳ trung đức, thời kỳ vô đức của mỗi giai đoạn ngươn. Có nghĩa thượng ngươn thánh đức. Trung ngươn hiền đức. Và Hạ Ngươn mạt Pháp. Chín thời kỳ trên đều nằm trong một ngươn, của ba ngươn trong một tiểu kiếp. Thời kỳ thượng ngươn của Thượng Ngươn, Trung Ngươn. Hạ Ngươn là thời kỳ chánh khí, con người thấm nhuần đạo lý, tâm tánh ôn hòa, khí hậu mát mẻ, dương khí hưng thịnh ít nghịch lại chánh khí vũ trụ, thuận thiên, âm dương vận chuyển điều hòa, bốn mùa tám tiết ôn nhuận, không nghịch đảo, nên con người ít bệnh tật xảy ra, lại được ấm no, cây cỏ lại tốt ít sâu bệnh, kết hoa kết quả lại nhiều.
Thời kỳ trung ngươn, con người rời xa lần đạo lý chánh nghĩa, ngã theo tiền tài danh lợi vật chất. Có nghĩa là: con người vẫn duy trì đạo lý chính nghĩa, nhưng dục vọng đã làm mờ lần đạo lý chính nghĩa, thiện ác chen nhau lẫn lộn, âm khí ra đời dương khí suy giảm lần, khí hậu lúc thuận lúc nghịch, con người lúc khổ lúc vui quân bình, gặp thời ác thì ngã theo ác, gặp thời thiện thời ngã theo thiện, nhưng chỉ là tiểu thiện tiểu ác mà thôi, nên không xảy ra tai họa lớn lắm.
Thời kỳ hạ ngươn, nhất là thời kỳ của hạ hạ của hạ ngươn mạt kiếp, thời kỳ mạc khí, âm khí cực ác, cực thịnh, hầu hết con người hung tàn bạo ngược, tham lam vô độ, mất hết lương tri, mất hết luân thường đạo lý, dối trá hận thù, mưu mô xảo quyệt, không việc ác nào mà không làm, chỉ biết chạy theo tiền tài danh lợi, dương khí không còn, bốn mùa tám tiết nghịch đảo luôn luôn, khí độc càng dày, con người theo đó, bệnh tật hầu hết, cây cỏ cằn cỗi, ngũ tai thường xuất hiện, Thủy tai – Hỏa tai – Phong tai – Động Đất tai – Dịch Bệnh tai. Nhiều thứ giặc sanh ra, cuối cùng dẫn đến tận diệt (xem Kinh Long Hoa Pháp Tạng sau thời Hậu Đế sẽ nói rõ hơn).
* * *
PHẦN 31
Có người hỏi tôi rằng: Bồ tát đại hiếu MỤC KIỀN LIÊN vì Mẹ, mà làm tất cả mọi điều để cứu linh hồn của Mẹ, thể hiện đạo hiếu làm Con, gương hiếu sáng chóa để đời, để lại cho hậu thế soi chung, đi theo con đường hiếu đạo tinh thần, cứu Mẹ thoát khỏi Địa Ngục, siêu sanh Thiên Giới, xin Ngài nói rõ thêm về hiếu đức của đạo làm người, không chỉ dành riêng cho ông bà cha mẹ mà còn đối với các bậc bề trên.
ĐÁP: Như chúng ta đã biết, con người có hai phần, phần hồn và phần xác, vì thế trả hiếu cũng có hai cách:
1 - Là phụng dưỡng các bậc bề trên, Ông Bà Cha Mẹ, bằng con đường vật chất, như của cải, tiền tài, đồ ăn thức uống, hiếu nghĩa như vậy gọi là Tiểu Hiếu. Ra sức học tập thành đạt công danh, đem lại tiếng thơm cho bề trên những người có công dạy bảo mình, nâng đỡ mình, cũng như Ông Bà, Cha Mẹ, biết làm vừa lòng làm vui cho bề trên, làm vui cho Ông Bà Cha Mẹ, là Trung Hiếu.
2 - Là phụng dưỡng bề trên, cũng như Ông Bà Cha Mẹ bằng con đường tinh thần. Như khuyên bề trên, hướng thiện, đi theo con đường đại nghĩa trở về với Cội với Nguồn, cũng như khuyên Ông Bà Cha Mẹ lập nhiều công đức, truyền đạt kinh luân, làm nhiều việc phước thiện, cứu dân độ thế để lại âm đức cho con cháu, chứng quả trí huệ siêu thoát linh hồn về trời, Hiếu Nghĩa như thế là Đại Hiếu.
Còn nếu như bề trên tội ác sâu dày, cũng như Ông Bà, Cha Mẹ, thì con cái, cũng như các hàng đệ tử. Phải có bổn phận làm nhiều phước thiện cũng như nhờ sức mạnh của tập thể hộ niệm, niệm Đức Cha Trời, Mẹ Trời, cứu vớt linh hồn bề trên, cũng như Ông Bà Cha Mẹ đang sa đọa nơi Địa Phủ. Hoặc còn sống nơi chốn nhân gian giải thoát nghiệp chướng, tội ác sâu dày, siêu sanh thiên đàng cực lạc, những bậc hộ niệm tụng đọc Kinh Chú nếu được các bậc chân tu, hay các hàng thiện nhân trí thức, thì không còn gì tốt đẹp cho bằng, dù cho những người ấy tội các đến đâu cũng được siêu thoát. Hộ niệm siêu thoát linh hồn là pháp môn vô cùng mầu nhiệm, khó mà nói cho hết sự Mầu Nhiệm đó.
* * *