Hàng tồn kho là bộ phận tài sản chiếm tỷ trọng lớn, có vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, có thể duy trì liên tục và cũng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn.
Thậm chí, hàng tồn kho được coi là một hoạt động đầu tư tốt của doanh nghiệp nếu như bộ phận kế toán có những thông tin và hoạch định đúng đắn đồng thời có những tính toán xem xét đến rủi ro trong quá trình dự trữ chính xác. Bài viết trao đổi về các vấn đề liên quan đến kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho
Được coi là trụ cột của nền kinh tế, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. DNNVV hiện chiếm khoảng 97% tổng số DN đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình DN này phát triển, thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó phải kể đến các quy định liên quan đến công tác kế toán tài chính tại DN mà kế toán đối với hàng tồn kho là một minh chứng.
Theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính (thay thế các nội dung áp dụng đối với DNNVV tại Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 và Thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 4/10/2011 của Bộ Tài chính) thì hàng tồn kho của DNNVV là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh (SXKD) bình thường, gồm: Hàng mua đang đi trên đường; Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ; Sản phẩm dở dang; Thành phẩm; Hàng hóa; Hàng gửi bán. Tuy nhiên, các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của DN thì không được phản ánh là hàng tồn kho.
Nhóm tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động hàng tồn kho của DN (nếu thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc được dùng để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ kế toán của DN (nếu thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Kế toán hàng tồn kho phải được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” khi xác định giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, xác định giá trị thuần có thể thực hiện được, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi nhận chi phí.
Các khoản thuế không được hoàn lại được tính vào giá trị hàng tồn kho như: Thuế GTGT đầu vào của hàng tồn kho không được khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá nhận được sau khi mua hàng tồn kho (kể cả khoản vi phạm hợp đồng kinh tế) phải được phân bổ cho số hàng tồn kho trong kho, hàng đã bán, đã sử dụng cho SXKD, xây dựng cơ bản để hạch toán cho phù hợp: Nếu hàng tồn kho còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho; Nếu hàng tồn kho đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán; Nếu hàng tồn kho đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản. Trong khi đó, khoản chiết khấu thanh toán khi mua hàng tồn kho được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính.
Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận và phù hợp với bản chất giao dịch. Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo thì thực hiện theo nguyên tắc:
- Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa... kế toán ghi nhận giá trị hàng tồn kho vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo).
- Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn (bản chất là giảm giá hàng bán).
Thậm chí, hàng tồn kho được coi là một hoạt động đầu tư tốt của doanh nghiệp nếu như bộ phận kế toán có những thông tin và hoạch định đúng đắn đồng thời có những tính toán xem xét đến rủi ro trong quá trình dự trữ chính xác. Bài viết trao đổi về các vấn đề liên quan đến kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho
Được coi là trụ cột của nền kinh tế, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. DNNVV hiện chiếm khoảng 97% tổng số DN đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình DN này phát triển, thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó phải kể đến các quy định liên quan đến công tác kế toán tài chính tại DN mà kế toán đối với hàng tồn kho là một minh chứng.
Theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính (thay thế các nội dung áp dụng đối với DNNVV tại Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 và Thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 4/10/2011 của Bộ Tài chính) thì hàng tồn kho của DNNVV là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh (SXKD) bình thường, gồm: Hàng mua đang đi trên đường; Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ; Sản phẩm dở dang; Thành phẩm; Hàng hóa; Hàng gửi bán. Tuy nhiên, các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của DN thì không được phản ánh là hàng tồn kho.
Nhóm tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động hàng tồn kho của DN (nếu thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc được dùng để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ kế toán của DN (nếu thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Kế toán hàng tồn kho phải được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” khi xác định giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, xác định giá trị thuần có thể thực hiện được, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi nhận chi phí.
Các khoản thuế không được hoàn lại được tính vào giá trị hàng tồn kho như: Thuế GTGT đầu vào của hàng tồn kho không được khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá nhận được sau khi mua hàng tồn kho (kể cả khoản vi phạm hợp đồng kinh tế) phải được phân bổ cho số hàng tồn kho trong kho, hàng đã bán, đã sử dụng cho SXKD, xây dựng cơ bản để hạch toán cho phù hợp: Nếu hàng tồn kho còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho; Nếu hàng tồn kho đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán; Nếu hàng tồn kho đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản. Trong khi đó, khoản chiết khấu thanh toán khi mua hàng tồn kho được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính.
Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận và phù hợp với bản chất giao dịch. Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo thì thực hiện theo nguyên tắc:
- Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa... kế toán ghi nhận giá trị hàng tồn kho vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo).
- Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn (bản chất là giảm giá hàng bán).
- Trường hợp dùng hàng tồn kho biếu tặng cho người lao động được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi hoặc trả lương cho người lao động thì kế toán ghi nhận doanh thu, giá vốn như giao dịch bán hàng thông thường. Giá trị hàng tồn kho biếu tặng được ghi giảm quỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng khi bán hàng tồn kho hạch toán vào chi phí tài chính.