Lối đi chung là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng. Vậy, lối đi chung có được cấp Sổ đỏ không? Muốn bổ sung lối đi chung vào Sổ đỏ phải làm thế nào?
>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng: Hồ sơ, thời gian và kinh nghiệm thực tế
1. Lối đi chung có được cấp Sổ đỏ không?
Lối đi chung hiện nay không được quy định trong văn bản luật, do đó còn tồn tại nhiều quan điểm về nguồn gốc của lối đi chung như:
- Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền;
- Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền;
- Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Cũng theo cách hiểu về lối đi chung và các quy định về nguyên tắc thỏa thuận lối đi chung nêu trên thì lối đi chung có được cấp Sổ đỏ hay không phụ thuộc vào nguồn gốc sử dụng đất và sự thỏa thuận giữa những chủ thể có cùng lối đi chung.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp lối đi chung không thể hiện rõ ràng thuộc về thửa đất nào (thường ghi chung là đường đi). Do đó, trong trường hợp này không thể đưa lối đi chung vào diện tích sử dụng riêng của cá nhân hay hộ gia đình nào. Ngoài ra, một số trường hợp khác lối đi chung cũng không được cấp Sổ đỏ như:
Căn cứ vào Điều 36 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 01/08/2024, việc thể hiện lối đi chung trong Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) được quy định như sau:
>>> Xem thêm: Khi nào được lập di chúc miệng? Điều kiện và thời điểm hợp lệ
3. Cấp Sổ đỏ cho lối đi chung thế nào?
Trường hợp lối đi chung do tách thửa đất ra, thủ tục cấp Sổ đỏ thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, gồm:
Bước 2: Nộp hồ sơ, xử lý hồ sơ
Căn cứ Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, cơ quan tiếp nhận và trả kết quả đăng ký biến động đất đai gồm:
- Với chủ sở dụng đất, chủ sở hữu tài sản trên đất là cá nhân, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại:
Người sử dụng đất có yêu cầu và được phép ghi nhận, cấp sổ đỏ cho diện tích đất thuộc đường đi chung hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi nhận sổ đỏ được mang tên mình.
>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán xe có bắt buộc không? Tổng hợp những điều cần biết
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Cấp Sổ đỏ cho lối đi chung được không? Thủ tục thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng: Hồ sơ, thời gian và kinh nghiệm thực tế
1. Lối đi chung có được cấp Sổ đỏ không?

Lối đi chung hiện nay không được quy định trong văn bản luật, do đó còn tồn tại nhiều quan điểm về nguồn gốc của lối đi chung như:
- Lối đi chung được hình thành từ lối mòn;
- Lối đi chung được người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng;
- Lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên, đồng thời lối tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề…
- Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền;
- Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền;
- Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Cũng theo cách hiểu về lối đi chung và các quy định về nguyên tắc thỏa thuận lối đi chung nêu trên thì lối đi chung có được cấp Sổ đỏ hay không phụ thuộc vào nguồn gốc sử dụng đất và sự thỏa thuận giữa những chủ thể có cùng lối đi chung.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp lối đi chung không thể hiện rõ ràng thuộc về thửa đất nào (thường ghi chung là đường đi). Do đó, trong trường hợp này không thể đưa lối đi chung vào diện tích sử dụng riêng của cá nhân hay hộ gia đình nào. Ngoài ra, một số trường hợp khác lối đi chung cũng không được cấp Sổ đỏ như:
- Đất sử dụng làm đường đi là diện tích đất thuộc quyền quản lý của Nhà nước;
- Đất sử dụng làm đường đi là đất tự hình thành qua thời gian sử dụng, không phải đất có nguồn gốc là do Nhà nước quản lý, cũng không có nguồn gốc được tặng cho bởi người sử dụng đất;
- Đất sử dụng làm đường là do một hoặc nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất hiến tặng/tặng…
Căn cứ vào Điều 36 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 01/08/2024, việc thể hiện lối đi chung trong Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) được quy định như sau:
- Trường hợp người có quyền sử dụng chung đối với một phần diện tích thửa đất, bao gồm lối đi chung, mà không có quyền sử dụng đất riêng, quyền sở hữu riêng đối với tài sản gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận cấp cho người đó sẽ chỉ thể hiện phần diện tích đất mà người được cấp Giấy chứng nhận có quyền sử dụng chung với người khác theo hình thức sử dụng chung.
- Thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận sẽ được thể hiện theo quy định tại Điều 32 của Thông tư này. Tại mã QR của Giấy chứng nhận sẽ thể hiện tên những người cùng sử dụng chung đối với từng phần diện tích đất sử dụng chung, bao gồm lối đi chung; tên người sở hữu chung đối với từng phần diện tích tài sản gắn liền với đất chung.
Ví dụ: “Cùng sử dụng đất chung (diện tích 30m2) với ông Nguyễn Văn B và bà Nguyễn Thị C; Cùng sử dụng đất chung (diện tích 30m2) và cùng sở hữu chung Nhà kho (diện tích 20m2 sàn) với Ông Nguyễn Văn B và bà Nguyễn Thị C”;
>>> Xem thêm: Khi nào được lập di chúc miệng? Điều kiện và thời điểm hợp lệ
3. Cấp Sổ đỏ cho lối đi chung thế nào?
Trường hợp lối đi chung do tách thửa đất ra, thủ tục cấp Sổ đỏ thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, gồm:
- Bản đo vẽ tách thửa;
- Văn bản chấp thuận tách thửa;
- Giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp của các bên;
- Văn bản có giá trị tương đương;
- Hợp đồng mua bán, tặng cho… (nếu có);
- Sổ đỏ bản gốc;
- Đơn đăng ký biến động đất đai (mẫu 11/ĐK);

Bước 2: Nộp hồ sơ, xử lý hồ sơ
Căn cứ Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, cơ quan tiếp nhận và trả kết quả đăng ký biến động đất đai gồm:
- Với chủ sở dụng đất, chủ sở hữu tài sản trên đất là cá nhân, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại:
- Bộ phận Một cửa;
- Văn phòng đăng ký đất đai;
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
- Đo đạc địa chính để tách thửa;
- Cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính;
- Xác nhận biến động;
- Trình cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ mới cho thửa đất mới được tách ra;
- Gửi số liệu địa chính sang cơ quan thuế;
- Các công việc khác theo Điều 7 Nghị định 101/2024/NĐ-CP
Người sử dụng đất có yêu cầu và được phép ghi nhận, cấp sổ đỏ cho diện tích đất thuộc đường đi chung hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi nhận sổ đỏ được mang tên mình.
>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán xe có bắt buộc không? Tổng hợp những điều cần biết
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Cấp Sổ đỏ cho lối đi chung được không? Thủ tục thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com