Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, ngày càng nhiều đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), trong đó có thể coi ngân – hàng thương mại (NHTM) là một trong những đối tượng chính sử dụng bộ báo cáo này, bởi nguồn huy động vốn chủ yếu của DNNVV không phải đến từ thị trường chứng khoán mà từ các ngân hàng thương mại.
Trong khi đó, BCTC lại là hồ sơ quan trọng, bắt buộc mà các DNNVV phải nộp trong bộ hồ sơ vay vốn. Bài viết dưới đây của Phân tích tài chính sẽ tập trung tìm hiểu vai trò của BCTC DNNVV đối với quyết định cho vay của các NHTM. Đây cũng là định hướng để các DNNVV cải thiện chất lượng thông tin trên BCTC, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn, mở rộng sắn xuất – kinh doanh.
Thực trạng vài trò của báo cáo tài chính DNNVV đối với quyết định cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam
Ngân hàng là một trong những đối tượng sử dụng BCTC DNNVV quan trọng nhất, bởi vay ngân hàng là nguồn vốn vay chính của các DNNVV.
McMahon (1999) chỉ ra rằng doanh nghiệp thường lập BCTC và kế hoạch kinh doanh cho người cung cấp tài chính khi tìm kiếm khoản vay và vốn chủ sở hữu. Trong quá trình các ngân hàng ở Đức cho DNNVV vay, BCTC là nguồn thông tin quan trọng để chấm điểm nội bộ (Zuelch và Burghardt, 2010).
Ở Việt Nam BCTC DNNVV thường có ít tác dụng trong việc đưa ra quyết định cho vay. Việc sử dụng BCTC DNNVV của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi quan điểm của giám đốc về vai trò của kế toán, chứ không phải bởi việc sử dụng chuẩn mực kế toán và kiểm toán BCTC.
Việc sử dụng những chuẩn mực báo cáo khác nhau để lập BCTC DNNVV không ảnh hưởng nhiều đến quyết định cho vay của ngân hàng (Kent và Munro, 1999).
Trong một nghiên cứu tương tự, Zuelch và Burghardt (2010) lại chỉ ra rằng việc cung cấp BCTC lập theo IFRS thay vì theo GAAP của Đức sẽ nhận được điểm cộng trong quá trình chấm điểm tín dụng nội bộ. Tuy nhiên, việc miễn kiểm toán cho các công ty nhỏ ở Anh ảnh hưởng đến việc sử dụng báo cáo của các ngân hàng.
Theo báo cáo của POBA (2006), các ngân hàng ở Anh không yêu cầu BCTC từ các công ty nhỏ, mà sử dụng thông tin khác như tài khoản ngân hàng của khách hàng cho mục đích kiểm soát. Từ kết quả khảo sát các ngân hàng ở nhiều quốc gia khác nhau, IFAC/The Banker (2009) khẳng định, BCTC được kiểm toán có tác dụng trong việc xem xét cho DNNVV vay, vì khoảng 66% trong tổng 164 câu trả lời cho rằng chính sách cho vay của họ yêu cầu một số hình thức đảm bảo trên BCTC và BCTC được kiểm toán được xếp hạng là có mức độ đảm bảo cao nhất.
Như vậy, những thông tin tài chính và thông tin phi tài chính như báo cáo hằng năm, báo cáo quản trị và triển vọng thị trường đều được ngân hàng sử dụng để đưa ra quyết định cho vay và thực hiện các biện pháp kiểm soát sau đó. Việc sử dụng BCTC của DNNVV để đưa ra quyết định cho vay dường như phụ thuộc vào một số nhân tố như thực tiễn cho vay của ngân hàng, tính sẵn có và đáng tin cậy của các BCTC.
Vai trò của báo cáo tài chính so với các nguồn thông tin khác
Để tìm hiểu vai trò của BCTC DNNVV đối với quyết định cho vay của NHTM so với những nguồn thông tin khác, tác giả thực hiện phỏng vấn với nhóm cán bộ tín dụng các ngân hàng thương mại.
Với câu hỏi: “Để đưa ra quyết định cho vay, anh/chị quan tâm đến những vấn để gì của doanh nghiệp? Vấn để nào theo anh/chị là quan trọng nhất? Vì sao?”
Thì đa số cần bộ tín dụng được phông vấn đều cho rằng những nhân tố như “uy tín của doanh nghiệp và chủ sở hữu của doanh nghiệp”, “tình hình tài chính”, “giá trị tài sản đảm bảo” là những nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng.
Những đánh giá ban đầu về uy tín của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ tác động đến niềm tin vào tính chính xác của BCTC và quan trọng hơn nữa là khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
“Tình hình tài chính” của doanh nghiệp thể hiện qua BCTC được khá nhiều cán bộ tín dụng để cập đến bởi đây là “nguồn thông tin chính thống”.
Nguồn thông tin trên BCTC giúp cán bộ tín dụng đánh giá khả năng thu hồi nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn. Trong trường hợp ngân hàng cho vay tín chấp thì BCTC là nguồn thông tin rất quan trọng để ngân hàng đánh giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối tượng doanh nghiệp được vay tín chấp hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba rất hạn chế , thường là công ty con của tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhà nước, được “chống lưng bởi các ông lớn”. Còn lại, hình thức tiếp cận vốn chủ yếu của DNNVV là vay có tài sản đảm bảo (98%).
Trong trường hợp này thì giá trị tài sản đảm bảo lại là thông tin quan trọng nhất mà ngân hàng quan tâm. 8 trong số 12 người được hỏi cho rằng BCTC là một thủ tục bắt buộc phải có để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay nhưng không phải là nguồn thông tin quan trọng nhất bởi tính minh bạch của các thông tin trên báo cáo.
“Chúng tôi không thực sự sử dụng BCTC. Tôi có thể xem xét thông tin về doanh thu nhưng cần kiểm tra với sao kê ngân hàng của doanh nghiệp”.
“BCTC ít có tác dụng, chỉ nhằm mục đích đáp ứng tính tuân thủ với chính sách của ngân hàng. Chúng tôi sẽ không chấp nhận khoản vay nếu doanh nghiệp có lỗ dồn tích, vì vậy đầu tiên chúng tôi sẽ kiểm tra xem khách hàng có lễ dồn tích liên tiếp 3 năm không… Nếu BCTC được lập không nhằm mục đích nộp thuế thì sẽ có ích hơn cho chúng tôi”.
Lập lại BCTC cho khách hàng là một cách để thu thập thông tin cho quyết định cho vay, Thông tin tài chính được lấy từ các sổ kế toán nội bộ, phông vấn chủ sở hữu hoặc có khí đến khảo sát tại doanh nghiệp. BCTC thường được sử dụng làm cơ sở cho những yêu cầu và kiểm tra tiếp sau đó:
“Phỏng vấn cá nhân với quản lý và nhân viên kế toán là một cách để kiểm tra lại độ tin cậy của các con số trên BCTC”.
“Tôi có sử dụng một số số liệu trên BCTC nhưng tôi phải xác minh lại con số đó trước khi sử dụng ”.
Ngoài ra, cơ sở dữ liệu nội bộ của ngân hàng, báo cáo tín dụng, thống kê của chính phủ được công bố cũng là những thông tin được sử dụng để đưa ra quyết định cho vay.
Chính vì vậy, khi yêu cầu xếp hạng các thông tin mà ngân hàng quan tâm thì thông tin trên BCTC đứng thứ 3 cùng với thông tin về phương án sử dụng vốn, sau thông tin về tài sản đảm bảo và thông tin về uy tín của doanh nghiệp cũng như uy tín củachủ sở hữu
Nguồn bài viết: NASATI