Giấy phép lao động là loại giấy tờ được cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam, cấp cho người lao động nước ngoài. Để làm căn cứ lao động hợp pháp tại Việt Nam. Thủ tục cấp lại giấy phép lao động hết hạn, được thực hiện khi thời hạn của giấy phép lao động cũ, đã hết. Nếu bạn đang băn khoăn về thực hiện thủ tục này, hãy tham khảo thông qua qua bài viết dưới đây nhé.Giấy phép lao động là gì?
Giấy phép lao động là một tài liệu cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
Trong giấy phép được ghi rõ:
- Thông tin cụ tên của người lao động nước ngoài.
- Doanh nghiệp mà người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Địa chỉ làm việc.
- Vị trí công việc người lao động đảm nhiệm, chức danh, trình độ chuyên môn.
- Thời hạn của giấy phép lao động.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 152/2020/NĐ-CP
- Bộ luật Lao động 2019
Các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động
Điều 12 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp cấp lại giấy phép lao động bao gồm:
- Có giấy phép lao động, và còn thời hạn sử dụng nhưng bị thất lạc, bị hư hỏng. Không thể nhận diện rõ thông tin được ghi trên giấy phép lao động.
- Giấy phép lao động đã hết hạn sử dụng
- Thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu. Địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
Điều kiện để được cấp lại giấy phép lao động
Giấy phép lao động trong trường hợp hết hạn muốn được cấp lại thì phải đáp ứng điều kiện về mặt thời hạn của giấy phép, cụ thể như sau: Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày. Nếu các bạn để quá thời hạn 45 ngày thì các bạn phải thực hiện thủ tục cấp mới giấy phép lao động để được phép làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 11/2016/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động bao gồm những giấy tờ sau:
- Văn bản xin cấp lại giấy phép lao động của đơn vị sử dụng lao động theo quy định.
- Giấy phép lao động đã được cấp trước đó (trừ trường hợp đã mất). Và còn thời hạn tối thiểu 05 nhưng không được quá 15 ngày.
- Giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ y tế.
- 02 ảnh 4x6 có phông nền trắng. Chụp rõ mặt không đeo kính.
- Văn bản thông báo chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài, của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Hoặc văn bản được chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận tuyển người nước ngoài (đối với nhà thầu).
- Trường hợp mất giấy phép lao động, người lao động phải có văn bản giải trình được đơn vị sử dụng lao động xác nhận.
Trình tự thủ tục cấp lại giấy phép lao động
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Và hướng dẫn tại Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH năm 2021, việc xin cấp lại giấy phép lao động được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo danh mục trên
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, và nhận được giấy hẹn.
Bước 3: Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (nếu không có yếu tố phát sinh). Người lao động quay trở lại nơi đã nộp hồ sơ nhận lại Giấy phép lao động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp.
Trường hợp từ chối cấp lại Giấy phép lao động, sẽ sẽ được trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Bước 4: Người sử dụng lao động. Và người lao động gia hạn hoặc ký kết lại Hợp đồng lao động bằng văn bản, có hiệu lực tại Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc.
Nội dung Hợp đồng lao động không được trái với nội dung ghi trong Giấy phép lao động.
Bước 5:Trong thời hạn 05 ngày làm việc. Kể từ ngày ký kết/gia hạn Hợp đồng lao động, người sử dụng lao động gửi bản sao (có chứng thực) Hợp đồng. Và bản sao (có chứng thực) Giấy phép lao động đã được cấp lại/gia hạn đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Lệ phí cấp lại giấy phép lao động:
- Thực hiện tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Không mất phí.
- Thực hiện tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Theo lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Nghị Định 11/2016/NĐ-CP, Giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
- Thời hạn của Hợp đồng lao động;
- Thời hạn theo các văn bản của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
- Thời hạn hợp đồng. Hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
- Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận, của tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép lao động theo quy định của pháp luật?
Tại Điều 20 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động như sau:
Giấy phép lao động hết hiệu lực do giấy phép lao động hết thời hạn;
Chấm dứt hợp đồng lao động;
Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp;
Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp;
Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt;
Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam. Hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài, chấm dứt hoạt động.
Người sử dụng lao động. Hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam. Không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Thủ tục cấp lại giấy phép lao động hết hạn được thực hiện tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy trình 5 bước. Đây sẽ là một thủ tục khó nếu như bạn không am hiểu các quy định của pháp luật về cấp giấy phép lao động. Gia Minh là đơn vị chuyên thực hiện dịch vụ cấp giấy phép lao động. Quý khách có nhu cầu xin cấp lại giấy phép lao động, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới.
Nguồn: https://giayphepgm.com/thu-tuc-cap-lai-giay-phep-lao-dong-het-han/