Với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ 4.0, nhu cầu mua sắm online ngày càng tăng cao. Do đó nhiều bạn kinh doanh dần chuyển sang nền tảng online. Như vậy có câu hỏi đặt ra rằng: “Khi các bạn kinh doanh theo hình thức online, thì chúng ta nên thành lập công ty hay là hộ kinh doanh?”. Hãy cùng KẾ TOÁN PHẠM GIA giải đáp thắc mắc thông qua bài viết bên dưới nhé!
Theo quy định của pháp luật, bán hàng online có doanh thu dưới 100tr/năm thì không cần Đăng ký kinh doanh. Trường hợp từ 100tr trở lên cần ĐKKD với các hình thức là công ty hoặc hộ kinh doanh.
Lưu ý: Doanh thu 100tr này bao gồm cả vốn lẫn lãi (Không phải thu nhập hay lợi nhuận)
Đa số chúng ta đều có doanh thu 100tr trở lên, như vậy bạn sẽ cần phải đăng ký kinh doanh. Và chúng ta sẽ cần lựa chọn giữa 2 hình thức là Hộ kinh doanh & Công ty? Mỗi loại hình đều sẽ ưu nhược điểm riêng, cùng Phạm Gia tham khảo nhé:
So sánh giữa Hộ kinh doanh và Công ty
Hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh mang tính chất đơn giản, dễ quản lý và ít nghĩa vụ với nhà nước hơn. Thông thường hộ kinh doanh sẽ được ấn định một mức thuế khoán. Sau khi biết được mức thuế hàng tháng, chỉ cần đến hạn là bạn sẽ nộp vào ngân sách nhà nước.Công ty
Đối với công ty, ngoài nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, công ty còn bao gồm nghĩa vụ khai báo thuế hàng quý hoặc hàng tháng. Đa số được lựa chọn là kê khai theo quý. Bạn sẽ cần làm các loại tờ khai, trong đó bao gồm: Báo cáo thuế GTGT, thuế TNCN và các báo cáo quyết toán năm như BCTC, quyết toán thuế TNCN, thuế TNDN nộp cho cơ quan thuế.Đến cuối năm công ty cần làm báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN. Và đầu năm thì cần nộp tiền lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/1 của năm đó. Tùy theo những loại hình kinh doanh đặc thù sẽ có những loại tờ khai khác nữa.
Ngoài ra còn đóng BHXH cho nhân viên, làm thủ tục hải quan, sao kê ngân hàng, làm sổ sách kế toán, sổ phụ, lưu trữ chứng từ,...
Do đó nên bạn còn bâng khuâng về những nghĩa vụ mình phải thực hiện khi thành lập công ty. Cũng như nghĩ mình có thể quán xuyến một công ty. Không thể trang trải các chi phí hoặc thuê dịch vụ kế toán cho công ty. Do đó mà nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định giữa hình thức là công ty hay hộ kinh doanh. Tuy nhiên, tại sao rất nhiều bạn lại rất muốn thành lập công ty. Mặc dù biết công ty phức tạp hơn hộ kinh doanh. Nhưng vẫn cố gắng thành lập nên một công ty.
Hình thức thành lập công ty được nhiều bạn lựa chọn
Với công ty xuất phát từ việc khai báo thuế rõ ràng & cụ thể. Ví dụ nhập hàng vào với giá bao nhiêu? Xuất hàng ra với giá bao nhiêu? Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận, khoản đóng thuế là 20% lợi nhuận. Việc bạn đóng thuế trên lợi nhuận sẽ rất công bằng. Nếu lợi nhuận âm hoặc bằng 0, thì không có lợi nhuận → không đóng thuế. Như vậy, nhà nước sẽ không thu thuế TNDN cho năm đó của chúng ta.Trường hợp nếu năm đó bạn có lợi nhuận thì lúc này bạn sẽ đóng thuế TNDN 20% lợi nhuận đó.
Do đó có thể thấy, khi 2 công ty có cùng vốn điều lệ cùng số lượng nhân viên và có thể bán cùng một loại mặt hàng. Tuy nhiên doanh thu & chi phí của họ khác nhau. Từ đó dẫn đến lợi nhuận khác nhau thì thuế đóng cũng khác nhau.
Lời khuyên cho các bạn đã kinh doanh ổn định
Việc quản lý kinh doanh trên mạng xã hội hoặc trên những nền tảng trực tuyến vẫn còn rất khó. Nhiều bạn kinh doanh đi trước đã có kinh doanh rất lâu. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa đăng ký bất kỳ hình thức kinh doanh nào hết. Nhiều bạn càng thấy bất an, vì doanh thu của họ ngày càng cao và càng này Nhà nước càng siết chặt loại hình kinh doanh Online để tránh thất thu tiền thuế. Nên nếu như các cá nhân vẫn kinh doanh trên nền tảng này sẽ rất nhiều rủi ro liên quan tới việc truy thu thuế. Nên việc thành lập công ty là cần thiết để minh bạch hóa công việc kinh doanh và tạo niềm tin với Khách hàng.Ví dụ ngày trước bán hàng trên facebook hoặc livestream chốt đơn rồi bán và ship hàng. Tiền được thu tiền mặt, nhưng bây giờ đa số các hình thức vận chuyển đều là Ship COD. Tiền hàng được thu hộ, sau cuối tháng mới được chuyển vào trong tài khoản của họ. Do đó mà mỗi tháng họ sẽ nhận được rất nhiều tiền.
Hoặc đơn giản khi bạn kinh doanh trên shopee, tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng của chủ shop đó. Bất cứ khi nào mà nhà nước kiểm tra, họ đều có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp sao kê. Cũng như là mời các bạn lên để giải trình. Vậy có câu hỏi đặt ra rằng, đối với những doanh thu lớn thì “có nên mở công ty hay không?”
Để giải đáp được câu hỏi này, chúng ta cần xem xét rất nhiều yếu tố. Trong đó được quan tâm nhất là đối tượng khách hàng.
Đối tượng khách hàng
Khách hàng bạn hướng đến là cá nhân hay tổ chức là chủ yếu. Bởi vì thường cá nhân sẽ không lấy hóa đơn thuế GTGT. Đối với công ty, lúc nào cùng cần phải xuất hóa đơn GTGT. Để giúp tổ chức công ty đó hạch toán chi phí của công ty. Vậy trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải thành lập một công ty có tư cách pháp nhân. Sau đó là phát hành hóa đơn điện tử.Khi xuất hóa đơn sẽ ghi nhận doanh thu cho doanh nghiệp của chúng ta. Thêm vào đó, chúng ta cần chứng minh chi phí để tính ra lợi nhuận. Chúng ta càng xuất hóa đơn nhiều thì có thể lợi nhuận chúng ta càng cao. Dẫn đến thuế TNDN cuối năm doanh nghiệp phải đóng cao lên.
Như vậy có thể thấy, tùy vào nhu cầu, quyền hạn & nghĩa vụ thực hiện mà chúng ta sẽ lựa chọn kinh doanh theo hình thức là Hộ kinh doanh hoặc cá thể.
Tham khảo dịch vụ thành lập công ty bán hàng online tại Phạm gia
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Hồ Chí Minh không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo tính chính xác và hợp pháp cho doanh nghiệp của bạn. Với sự tận tâm, chất lượng và uy tín của Kế Toán Phạm Gia, bạn có thể an tâm rằng mọi thủ tục sẽ được xử lý một cách chuyên nghiệp.
Hãy để PHẠM GIA đồng hành cùng sự thành công của bạn trong hành trình kinh doanh nhé!
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập công ty bán hàng online
Trình tự thủ tục thành lập công ty bán hàng online
Bước 1: Kê khai thông tin tại Công thông tin quốc gia;Bước 2: Kê khai thông tin, tải văn bản điện tử & xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử;
Bước 3: Nhận Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
Bước 4: Nhận thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Bước 5: Nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
Bước 6: Trao Giấy chứng nhận doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn giữa hình thức hộ kinh doanh và công ty. Cũng như là những thủ tục trong quá trình thực hiện thành lập công ty 2023. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, liên hệ KẾ TOÁN PHẠM GIA để được hỗ trợ tận tình & chi tiết nhé!
Thông tin liên hệ
KẾ TOÁN PHẠM GIA
Địa chỉ: 441/3/4 Điện Biên Phủ, P.25, Q. Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0933.897.287
Fanpage: Kế toán Phạm Gia