G
Tài sản cố định là gì? Tài sản cố định là một phần không thể thiếu trong doanh nghiệp. Thông thường, tài sản cố định phải khấu hao trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy tiêu chuẩn nào để ghi nhận tài sản cố định và quy định nào về việc khấu hao tài sản cố định. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Đối với những tài sản không trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nhưng thông qua việc sử dụng tài sản đó, doanh nghiệp có thể đạt được lợi ích kinh tế khi sử dụng tài sản khác. Điển hình là các tài sản phục vụ cho việc bảo vệ an ninh cho doanh nghiệp. Các tài sản này sẽ được ghi nhận là tài sản cố định nếu nguyên giá của tài sản sản đó không lớn hơn lợi ích thu được từ việc sử dụng tài sản đó.
Một hệ thồng gồm là tài sản gồm các bộ phận liên kết với nhau nhưng nếu một trong các bộ phận đó bị thiếu thì sẽ làm cho tất cả hệ thống ngừng hoạt động thì cả hệ thống được xác định là một tài sản cố định. Ngược lại, nếu việc thiếu một trong các bộ phận đó không ảnh hưởng đến việc hoạt động của hệ thống thì hệ thống đó được ghi nhận gồm nhiều tài sản cố định khác nhau để quản lý và trích khấu khao.
Việc tính toán được lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản mang lại không dễ dàng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần tính toán và xem xét thực sự giá trị mà tài sản mang lại trước khi ghi nhận đó là tài sản cố định.
Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí bỏ ra cho đến thời điểm sẵn sàng đưa tài sản cố định đó vào sử dụng.
Các chi phí liên quan đến việc hoàn thành lắp đặt, chạy thử và sẵn sàng đưa tài sản cố định vào sử dụng được tính vào nguyên giá tài sản cố định.
Các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận nguyên giá tài sản cố định mà chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó thì chi phí đó cũng được ghi nhận tăng thêm vào nguyên giá tài sản cố định. Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện đó thì không được ghi nhận tăng vào nguyên giá tài sản cố định mà được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Ví dụ như các chi phí liên quan đến sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố định sẽ không được tính vào nguyên giá tài sản cố định. Do các chi phí này được sử dụng để duy trì công năng hiệu suất hoạt động của tài sản cố định như ban đầu nên chi phí này không làm tăng lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản đó.
Có thể dựa trên khả năng sử dụng và hoạt động của tài sản cố định mà đánh giá lại giá trị của tài sản cố định hằng năm.
Đọc tiếp tại: https://kaike.vn/tai-san-co-dinh/?utm_source=forumketoan
1. Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định
Theo chuẩn mực kế toán về tài sản cố định, một tài sản phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện dưới đây thì tài sản đó được ghi nhận là tài sản cố định:- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản đó
- Tài sản có thời gian sử dụng từ một năm trở lên
- Nguyên giá của tài sản từ 30 triệu đồng trở lên
Đối với những tài sản không trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nhưng thông qua việc sử dụng tài sản đó, doanh nghiệp có thể đạt được lợi ích kinh tế khi sử dụng tài sản khác. Điển hình là các tài sản phục vụ cho việc bảo vệ an ninh cho doanh nghiệp. Các tài sản này sẽ được ghi nhận là tài sản cố định nếu nguyên giá của tài sản sản đó không lớn hơn lợi ích thu được từ việc sử dụng tài sản đó.
Một hệ thồng gồm là tài sản gồm các bộ phận liên kết với nhau nhưng nếu một trong các bộ phận đó bị thiếu thì sẽ làm cho tất cả hệ thống ngừng hoạt động thì cả hệ thống được xác định là một tài sản cố định. Ngược lại, nếu việc thiếu một trong các bộ phận đó không ảnh hưởng đến việc hoạt động của hệ thống thì hệ thống đó được ghi nhận gồm nhiều tài sản cố định khác nhau để quản lý và trích khấu khao.
Việc tính toán được lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản mang lại không dễ dàng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần tính toán và xem xét thực sự giá trị mà tài sản mang lại trước khi ghi nhận đó là tài sản cố định.
2. Nguyên giá tài sản cố định

Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí bỏ ra cho đến thời điểm sẵn sàng đưa tài sản cố định đó vào sử dụng.
Các chi phí liên quan đến việc hoàn thành lắp đặt, chạy thử và sẵn sàng đưa tài sản cố định vào sử dụng được tính vào nguyên giá tài sản cố định.
Các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận nguyên giá tài sản cố định mà chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó thì chi phí đó cũng được ghi nhận tăng thêm vào nguyên giá tài sản cố định. Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện đó thì không được ghi nhận tăng vào nguyên giá tài sản cố định mà được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Ví dụ như các chi phí liên quan đến sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố định sẽ không được tính vào nguyên giá tài sản cố định. Do các chi phí này được sử dụng để duy trì công năng hiệu suất hoạt động của tài sản cố định như ban đầu nên chi phí này không làm tăng lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản đó.
Có thể dựa trên khả năng sử dụng và hoạt động của tài sản cố định mà đánh giá lại giá trị của tài sản cố định hằng năm.
Đọc tiếp tại: https://kaike.vn/tai-san-co-dinh/?utm_source=forumketoan