Vì sao cần phải quản trị nợ phải thu? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến quy mô các khoản nợ phải thu? Phải quản lý nợ phải thu như thế nào? Làm rõ những vấn đề này trong bài viết quản lý vốn cố định: Quản trị nợ phải thu dưới đây
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của quản trị nợ phải thu
– Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do nhiều nguyên nhân luôn tồn tại các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, tạm ứng…).
Trong số các khoản phải thu, khoản phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, phát sinh thường xuyên và có tính chất chu kỳ.
– Sự tồn tại các khoản phải thu xuất phát từ các lý do chủ yếu sau:
- Do doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu để thu hút khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh;
- Do xu hướng của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
- Phát sinh các chi phí quản lý, thu hồi nợ, chi phí nhân viên quản lý;
- Doanh nghiệp có thể gánh chịu rủi ro mất vốn do không thu hồi được nợ;
- Kìm hãm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, ứ đọng vốn khâu lưu thông, làm thiếu vốn khâu sản xuất;
- Doanh nghiệp bị mất chi phí cơ hội của vốn.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô các khoản phải thu
Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô các khoản phải thu của doanh nghiệp gồm:
- Quy mô sản phẩm – hàng hoá bán chịu cho khách hàng;
- Tính chất thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp;
- Mức giới hạn nợ của doanh nghiệp cho khách hàng;
- Mức độ quan hệ và độ tín nhiệm của khách hàng với doanh nghiệp.
Chính sách bán chịu (chính sách tín dụng thương mại): Khi xây dựng chính sách bán chịu, cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Do vậy, mỗi chính sách bán chịu cần được đánh giá trên các tiêu thức sau:
- Dự kiến quy mô sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ;
- Giá bán sản phẩm, dịch vụ nếu bán chịu hoặc không bán chịu;
- Các chi phí phát sinh do việc tăng thêm các khoản nợ;
- Đánh giá mức chiết khấu (thanh toán) có thể chấp nhận;
- Xác định nợ phải thu trung bình và kỳ thu tiền trung bình.
4. Các biện pháp quản lý nợ phải thu
– Xây dựng và ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu, phân công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản công nợ.
– Mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ phải thu trong và ngoài DN theo từng đối tượng nợ, thường xuyên phân loại nợ, đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.
– Có biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh toán: lựa chọn khách hàng, xác định mức tín dụng thương mại, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần tiền hàng.
– Thực hiện chính sách bán chịu đúng đắn với từng khách hàng trên cơ sở xem xét khả năng thanh toán, vị thế tín dụng của khách hàng…
– Phải có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, quy định lãi suất sẽ áp dụng với các khoản nợ quá hạn thanh toán theo hợp đồng.
– Định kỳ phân tích tuổi các khoản nợ; chú ý xem xét các khoản nợ quá hạn, tìm ra nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp. Đó là:
- Thực hiện việc bán nợ để thu hồi vốn.
- Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.
- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên
– Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.