Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế
+ Tài khoản tài sản ( loại 1 và 2): Đều có số dư Nợ (Ngoại trừ Tài khoản : 131, 138, 141 - là loại tài khoản lưỡng tính, có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có và tài khoản đặc biệt như khấu hao, dự phòng luôn có số dư bên có): phản ánh sự vận động các loại tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp
+ Tài khoản nguồn vốn (loại 3 và 4 ): Đều có số dư Có (Ngoại trừ TK Loại 3 như tài khoản: 331,333, 334, 338 là tài khoản lưỡng tính có thể có dư nợ hoặc dư có) phản ánh sự vận động các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (nguồn hình thành tài sản)
+ Tài khoản loại 5 đến loại 9 : Không có số dư phản ánh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Các TK này không có số dư
Tài khoản loại 6,8 có kết cấu như tài sản ( Tăng Nợ Giảm Có)
Tài khoản loại 5,7 có kết cấu như nguồn vốn ( Tăng bên Có Giảm Bên Nơ) (Chú ý: Riêng các tài khoản 521, 531, 532 là những tài khoản điều chỉnh giảm cho doanh thu nên có kết cấu ngược với tài khoản doanh thu)
Tài khoản loại 9 dùng để tính toán, xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ, không tuân thủ nguyên tắc ghi tăng hay ghi giảm một bên mà hai bên tài khoản cùng phản ánh đối tượng kinh doanh nhưng với hai cách đánh giá khác nhau, chênh lệch giữa hai cách đánh giá là kết quả hoạt động kinh doanh.
Tài khoản ngoài bảng: Phản ánh các tài sản hiện có tại doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như hàng hóa nhận gia công, nhận ký gửi… hoặc các ngoại tệ, nợ khó đòi đã được xử lý
+ Tài khoản tài sản ( loại 1 và 2): Đều có số dư Nợ (Ngoại trừ Tài khoản : 131, 138, 141 - là loại tài khoản lưỡng tính, có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có và tài khoản đặc biệt như khấu hao, dự phòng luôn có số dư bên có): phản ánh sự vận động các loại tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh nợ - Số phát sinh có
+ Tài khoản nguồn vốn (loại 3 và 4 ): Đều có số dư Có (Ngoại trừ TK Loại 3 như tài khoản: 331,333, 334, 338 là tài khoản lưỡng tính có thể có dư nợ hoặc dư có) phản ánh sự vận động các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (nguồn hình thành tài sản)
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + số phát sinh có - số phát sinh nợ
+ Tài khoản loại 5 đến loại 9 : Không có số dư phản ánh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Các TK này không có số dư
Tài khoản loại 6,8 có kết cấu như tài sản ( Tăng Nợ Giảm Có)
Tài khoản loại 5,7 có kết cấu như nguồn vốn ( Tăng bên Có Giảm Bên Nơ) (Chú ý: Riêng các tài khoản 521, 531, 532 là những tài khoản điều chỉnh giảm cho doanh thu nên có kết cấu ngược với tài khoản doanh thu)
Tài khoản loại 9 dùng để tính toán, xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ, không tuân thủ nguyên tắc ghi tăng hay ghi giảm một bên mà hai bên tài khoản cùng phản ánh đối tượng kinh doanh nhưng với hai cách đánh giá khác nhau, chênh lệch giữa hai cách đánh giá là kết quả hoạt động kinh doanh.
Tài khoản ngoài bảng: Phản ánh các tài sản hiện có tại doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như hàng hóa nhận gia công, nhận ký gửi… hoặc các ngoại tệ, nợ khó đòi đã được xử lý
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Loại Tài khoản 1: Tài sản ngắn hạn | Loại Tài khoản 3: Nợ phải trả |
Loại Tài khoản 2: Tài sản dài hạn | Loại Tài khoản 4: Vốn chủ sở hữu |
Tổng cộng Tài sản = Tổng cộng nguồn vốn |