Trong giai đoạn đại dịch Covid đang diễn biến rất phức tạp, nhiều doanh nghiệp khi không thể vượt qua các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh… đành phải đi đến giải thể công ty. Vậy điều kiện để được giải thể doanh nghiệp như thế nào? Cần lưu ý gì khi thực hiện các thủ tục giải thể? Tín Việt sẽ giới thiệu cho các bạn qua bài viết sau đây.
1. Giải thể doanh nghiệp
Giải thể là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và bị xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh. Sau khi giải thể thì doanh nghiệp bị đóng mã số thuế và không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tham khảo Giải thể tạm ngưng kinh doanh
2. Thủ tục giải thể công ty
a) Công bố thông tin về việc giải thể doanh nghiệp:
Đăng quyết định giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, VPĐD của doanh nghiệp.
Hồ sơ công bố thông tin gồm:
b) Xác nhận nghĩa vụ hải quan tại cơ quan hải quan:
Doanh nghiệp tiến hành gửi công văn tới Tổng cục Hải quan xin xác nhận nghĩa vụ hải quan để giải thể doanh nghiệp. Trong vòng 10-15 ngày cơ quan Hải quan ra thông báo về tình trạng hồ sơ hải quan của doanh nghiệp.
c) Thủ tục đóng mã số thuế tại cơ quan thuế:
Hồ sơ đóng mã số thuế bao gồm:
Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu công ty do cơ quan công an cấp trước ngày 01/07/2015. Khi tiến hành thủ tục giải thể có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.
e) Thủ tục tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm:
3. Một số lưu ý khi giải thể doanh nghiệp
a) Lưu ý trước khi giải thể công ty
Trước khi tiến hành thủ tục đăng ký giải thể: Nếu doanh nghiệp có các đơn vị phụ thuộc như chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh, thì doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động (giải thể) các đơn vị phụ thuộc của công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đó.
Một số chủ doanh nghiệp nghĩ rằng, giải thể công ty là việc “trốn”, “giải thoát” các khoản nợ của doanh nghiệp. Đây là suy nghĩ sai lầm. Công ty muốn giải thể được thì phải hoàn thành tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản.
Trường hợp công ty không thể hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Công ty phải thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014.
b) Lưu ý khi tiến hành thanh lý tài sản
Thanh lý tài sản là một trong những khâu quan trọng khi tiến hành thủ tục giải thể công ty mà doanh nghiệp cần lưu ý như sau.
Các bước để thực hiện thanh lý tài sản
Bước 1: Tổ chức thành lập Hội đồng thanh lý tài sản.
Bước 2: Kiểm tra & đánh giá chất lượng và giá trị còn lại của tài sản.
Bước 3: Bán tài sản cần thanh lý.
Việc bán tài sản khi giải thể công ty cần chú ý cần có hóa đơn, chứng từ, hợp đồng rõ ràng. Và nhằm mục đích thực hiện thanh toán khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong quá trình giải thể (nếu có). Phần còn dư sau khi thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán khoản nợ sẽ được chia cho các thành viên công ty theo tỷ lệ vốn góp.
c) Có được giải thể công ty khi chưa hoàn thành hợp đồng công việc không?
Không được giải thể công ty nếu doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng công việc đã ký kết trước đó.
Muốn tiến hành giải thể, doanh nghiệp phải hoàn tất các hợp đồng công việc đã ký kết trước đó hoặc có thể thực hiện việc đền bù theo thương lượng của hai bên để thanh lý hợp đồng trước khi thực hiện thủ tục giải thể công ty.
1. Giải thể doanh nghiệp
Giải thể là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và bị xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh. Sau khi giải thể thì doanh nghiệp bị đóng mã số thuế và không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tham khảo Giải thể tạm ngưng kinh doanh
2. Thủ tục giải thể công ty
a) Công bố thông tin về việc giải thể doanh nghiệp:
Đăng quyết định giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, VPĐD của doanh nghiệp.
Hồ sơ công bố thông tin gồm:
- Thông báo về việc giải thể;
- Quyết định giải thể của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần,…
b) Xác nhận nghĩa vụ hải quan tại cơ quan hải quan:
Doanh nghiệp tiến hành gửi công văn tới Tổng cục Hải quan xin xác nhận nghĩa vụ hải quan để giải thể doanh nghiệp. Trong vòng 10-15 ngày cơ quan Hải quan ra thông báo về tình trạng hồ sơ hải quan của doanh nghiệp.
c) Thủ tục đóng mã số thuế tại cơ quan thuế:
Hồ sơ đóng mã số thuế bao gồm:
- Gửi công văn xin giải thể doanh nghiệp lên Chi cục thuế (kèm bản sao công chứng GCN ĐKKD và GCN đăng ký thuế);
- Gửi công văn xin quyết toán thuế;
- Đóng các loại thuế còn nợ;
- Nộp phạt (nếu có).
Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu công ty do cơ quan công an cấp trước ngày 01/07/2015. Khi tiến hành thủ tục giải thể có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.
e) Thủ tục tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm:
- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội,…
- Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Một số lưu ý khi giải thể doanh nghiệp
a) Lưu ý trước khi giải thể công ty
Trước khi tiến hành thủ tục đăng ký giải thể: Nếu doanh nghiệp có các đơn vị phụ thuộc như chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh, thì doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động (giải thể) các đơn vị phụ thuộc của công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đó.
Một số chủ doanh nghiệp nghĩ rằng, giải thể công ty là việc “trốn”, “giải thoát” các khoản nợ của doanh nghiệp. Đây là suy nghĩ sai lầm. Công ty muốn giải thể được thì phải hoàn thành tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản.
Trường hợp công ty không thể hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Công ty phải thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014.
b) Lưu ý khi tiến hành thanh lý tài sản
Thanh lý tài sản là một trong những khâu quan trọng khi tiến hành thủ tục giải thể công ty mà doanh nghiệp cần lưu ý như sau.
Các bước để thực hiện thanh lý tài sản
Bước 1: Tổ chức thành lập Hội đồng thanh lý tài sản.
Bước 2: Kiểm tra & đánh giá chất lượng và giá trị còn lại của tài sản.
Bước 3: Bán tài sản cần thanh lý.
Việc bán tài sản khi giải thể công ty cần chú ý cần có hóa đơn, chứng từ, hợp đồng rõ ràng. Và nhằm mục đích thực hiện thanh toán khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong quá trình giải thể (nếu có). Phần còn dư sau khi thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán khoản nợ sẽ được chia cho các thành viên công ty theo tỷ lệ vốn góp.
c) Có được giải thể công ty khi chưa hoàn thành hợp đồng công việc không?
Không được giải thể công ty nếu doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng công việc đã ký kết trước đó.
Muốn tiến hành giải thể, doanh nghiệp phải hoàn tất các hợp đồng công việc đã ký kết trước đó hoặc có thể thực hiện việc đền bù theo thương lượng của hai bên để thanh lý hợp đồng trước khi thực hiện thủ tục giải thể công ty.