G
1. Nguyên giá tài sản cố định là gì?
Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản cố định đó vào trạng thái sẵn sàng hoạt động.Nguyên giá = Giá mua + Thuế + Chi phí liên quan

1.1. Nguyên giá TSCĐ trong trường hợp mua mới
Trong trường hợp mua mới, giá mua là giá trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với mua mới hoặc giá thỏa thuận.1.2. Nguyên giá TSCĐ trong trường hợp mua thanh lý, mua cũ
Trong trường hợp mua TSCĐ cũ, thanh lý, giá mua TSCĐ là giá mua trên hợp đồng, giá này xác định không liên quan đến nguyên giá và khấu hao của chủ sở hữu cũ tài sản cố định đó. Do đó, khi mua tài sản cố định cũ hoặc thanh lý, doanh nghiệp phải tham khảo giá cả thị trường theo thời điểm cụ thể. Ngoài ra, cần có biên bản bàn giao, biên bản xác nhận giá trị của tài sản cố định để làm căn cứ cho việc trích khấu hao sau này.1.3. Nguyên giá TSCĐ là nhà cửa gắn liền với quyền sử dụng đất
Nếu tài sản cố định là nhà cửa gắn liền với quyền sử dụng đất thì phải tách riêng phần nhà cửa là tài sản cố định hữu hình còn quyền sử dụng đất là tài sản cố định vô hình. Trường hợp này cần theo dõi giá trị và trích khấu hao hai tài sản cố định riêng biệt.Ví dụ như công ty mua một miếng đất kèm một căn nhà đã được xây dựng trên miếng đất đó để làm văn phòng công ty. Tổng giá trị là 5 tỷ. Vậy kế toán cần phải tách riêng, theo dõi, khấu hao giá trị của miếng đất 4.5 tỷ riêng và giá trị của căn nhà sử dụng làm văn phòng 500 triệu riêng chứ không theo dõi tổng là 5 tỷ cho cả miếng đất và văn phòng.
1.4. Nguyên giá TSCĐ trong trường hợp doanh nghiệp tự xây dựng
Trong trường hợp doanh nghiệp tự xây dựng hoặc đầu tư xây dựng nên tài sản cố định thì nguyên giá tài sản cố định được xác định bằng giá trị quyết toán, nghiệm thu công trình.Tóm lại, khi xác định nguyên giá TSCĐ thì cần có giấy tờ, biên bản làm việc chứng minh nguyên giá này được xác định một cách đúng đắn.

Đọc tiếp tại: https://kaike.vn/nguyen-gia-tai-san-co-dinh/?utm_source=forumketoan