G
Lợi nhuận giữ lại giúp doanh nghiệp đầu tư, mở rộng kinh doanh. Đây cơ sở để đánh giá sự phát triển của một doanh nghiệp. Nó cũng là một trong những căn cứ quan trọng để giúp gia tăng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp.
Lợi nhuận giữ lại là gì?
Lợi nhuận giữ lại hay còn gọi là Retained Earning (hoặc Retention Ratio hay Retained Surplus). Đây là phần lợi nhuận sau thuế, được doanh nghiệp giữ lại nhằm mục đích sử dụng cho đầu tư (mở rộng kinh doanh, mua tài sản, nghiên cứu và phát triển (R&D)…) chứ không trả cho chủ sở hữu công ty dưới dạng cổ tức.
Ý nghĩa kinh tế của lợi nhuận giữ lại
Giá trị của lợi nhuận giữa lại không thể hiện trực tiếp trên bảng cân đối kế toán mà được tính theo công thức:
Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận giữ lại ban đầu + Thu nhập ròng (hoặc Lỗ ròng) - Cổ tức
Trong đó:
Tổng doanh thu: Doanh thu thuần + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Các khoản thu nhập bất thường
Tổng chi phí: Giá vốn hàng bán + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí quảng cáo, marketing + Chi phí bất thường + Các khoản thuế doanh nghiệp
Tóm lại, lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế giữ lại để bổ sung vốn cho doanh nghiệp. Giá trị này dương thể hiện nhiều cơ hội đầu tư phát triển cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu giá trị này âm thể hiện tình hình kinh doanh đang gặp khó khăn. Đồng nghĩa doanh nghiệp không có khoản vốn để đáp ứng các nhu cầu thường xuyên trong kỳ kế tiếp.
Lợi nhuận giữ lại là gì?
Lợi nhuận giữ lại hay còn gọi là Retained Earning (hoặc Retention Ratio hay Retained Surplus). Đây là phần lợi nhuận sau thuế, được doanh nghiệp giữ lại nhằm mục đích sử dụng cho đầu tư (mở rộng kinh doanh, mua tài sản, nghiên cứu và phát triển (R&D)…) chứ không trả cho chủ sở hữu công ty dưới dạng cổ tức.
Ý nghĩa kinh tế của lợi nhuận giữ lại
- Là một nguồn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đầu tư, phát triển quy mô. Thêm vào đó, nguồn vốn giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Từ đó làm gia tăng giá trị của cổ phiếu và thương hiệu doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp phòng ngừa được các rủi ro và duy trì được tính thanh khoản trước những biến động bất ngờ không dự đoán trước được (thiên tai, dịch bệnh,...) việc chủ động có được nguồn vốn dư thừa giúp doanh nghiệp không phải đi vay vốn gấp, tránh được rủi ro lãi suất, tạo được niềm tin cho nhà đầu tư và khách hàng. Vốn dư thừa đảm bảo doanh nghiệp vận hành ổn định trong bất kì điều kiện nào.
- Với phần tiền mặt trong tổng vốn từ lợi nhuận giữ lại, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các cơ hội đầu tư, hợp tác tiềm năng. Còn với khoản tiền gửi ngân hàng, tuy không nhận được lợi nhuận lớn từ các dự án đầu tư nhưng doanh nghiệp có thể nhận tiền sinh lãi từ ngân hàng.
- Về thuế, do phần lợi nhuận này được sử dụng với mục đích đầu tư, sản xuất mà không chi trả cho cổ đông nên doanh nghiệp có thể tránh được khoản thuế nộp trên cổ tức.
Giá trị của lợi nhuận giữa lại không thể hiện trực tiếp trên bảng cân đối kế toán mà được tính theo công thức:
Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận giữ lại ban đầu + Thu nhập ròng (hoặc Lỗ ròng) - Cổ tức
Trong đó:
- Lợi nhuận giữ lại ban đầu: là số lợi nhuận còn lại từ những năm trước đó.
- Thu nhập ròng: là lợi nhuận sau thuế bởi thu nhập ròng được tính bằng cách lấy doanh thu trừ chi phí.
Tổng doanh thu: Doanh thu thuần + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Các khoản thu nhập bất thường
Tổng chi phí: Giá vốn hàng bán + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí quảng cáo, marketing + Chi phí bất thường + Các khoản thuế doanh nghiệp
- Cổ tức: Phần chi trả cho cổ đông (Cổ tức, lợi nhuận phải trả)
Tóm lại, lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế giữ lại để bổ sung vốn cho doanh nghiệp. Giá trị này dương thể hiện nhiều cơ hội đầu tư phát triển cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu giá trị này âm thể hiện tình hình kinh doanh đang gặp khó khăn. Đồng nghĩa doanh nghiệp không có khoản vốn để đáp ứng các nhu cầu thường xuyên trong kỳ kế tiếp.
Last edited by a moderator: