LÀM SAO ĐỂ CÓ THỂ KIỂM TRA ĐƯỢC CHỨNG TỪ GỐC TỪ PHÒNG KHÁC CHUYỂN SANG LÀ HỢP PHÁP, HỢP LÝ, HỢP LỆ VÀ ĐẦY ĐỦ???
Các bạn là người mới tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, hoặc các bạn mới biết kế toán Cơ quan, nhưng khi đi làm thì các bạn khi cầm trên tay Bộ chứng từ gốc từ phòng ban khác chuyển sang, không biết bộ chứng từ gốc này kiểm tra như thế nào
CÂU HỎI: Kế toán kiểm tra chứng từ gốc từ các phòng ban khác chuyển tới trước khi lập chứng từ ghi sổ thì KẾ TOÁN CẦN PHẢI NẮM NHỮNG VẤN ĐỀ NÀO ĐỂ có thể kiểm tra được bộ chứng từ gốc này là phù hợp quy định của Công ty cũng như phu 2hợp theo quy định của pháp luật nhà nước (thuế, luật lao động, BHXH…)
↪↪↪TRẢ LỜI: Các bạn cần tuần tự thực hiện theo các bước sau thì để các bạn biết cách kiểm tra CHỨNG TỪ GỐC.Bước một: Kế toán cần phải nắm rõ CÁCH THỨC THỰC HIỆN của từng nghiệp vụ xảy ra như thế nào tại Công ty ĐỂ CÓ ĐƯỢC BỘ CHỨNG TỪ GỐC chuyển đến phòng kế toán (Tức là nắm rõ quy trình xảy ra của nghiệp vụ này TỪ LÚC PHÁT SINH cho đến khi hoàn thành thì PHẢI LẬP NHỮNG CHỨNG TỪ NÀO và XÉT DUYỆT NHƯ THẾ NÀO, có tuân thủ theo những quy trình, quy định của Công ty đã ban hành hay chưa??).
+Ví dụ 1: Khi các bạn làm kế toán thanh toán thì các bạn phải nắm cho được những quy định và chính sách liên quan đến thu tiền và chi tiền. Ví dụ các bạn sắp sửa lập phiếu chi tiền cho nhân viên A đi công tác Hà Nội 2 ngày thì các bạn cần phải nắm Quy chế công tác phí của công ty quy định là đi công tác gồm những chi phí nào và tương ứng với từng nhân viên thì sẽ được duyệt bao nhiêu tiền, cũng như là khi đi công tác thì sẽ lập những chứng từ nào
=> Nắm được nguyên tắc này thì quá trình kiểm tra chứng từ gốc có phù hợp theo quy định, quy trình của Công ty hay không thì quá dễ dàng. Hãy tập trung 100% tìm hiểu cách thức thực hiện nghiệp vụ xảy ra tại công ty trước khi nghỉ đến vấn đề hạch toán Nợ và Có
+Ví dụ 2: Khi các bạn làm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương thì các bạn phải biết là mục tiêu cuối cùng của các bạn làm phải làm cho được bảng lương đúng
=> Vậy các bạn phải nhìn xem là trong bảng lương có những cột nào và từng cột đó số liệu lấy từ đâu
=> Từ đó các bạn sẽ biết được là để làp được bạn lương các bạn cần phải nắm những chính sách nào (Tui nói luôn là phải nắm được Quy chế tính lương , tính thưởng của Công ty
=> Trong này sẽ nói rõ cách tính lương là theo sản phẩm hay theo giờ hay theo ngày hay theo tháng. Và cách tính lương đó sẽ quy định trong hợp đồng lao động với từng nhân viên, vậy là các bạn phải biết hợp đồng lao động của từng người.
=> Trong bảng lương có cột thuế TNCN, vậy là các bạn phải biết về Chính sách thuế TNCN. Trong bảng lương có cột về BHXH, YT, TN, vậy là các bạn phải biết về chính sách BHXH, YT, TN. Liên quan đến người lao động thì phải nộp kinh phí công đoàn, vậy là các bạn phải biết những quy định liên quan đến kinh phí công đoàn).
=> Các bạn nắm hết những chính sách trên thì các bạn sẽ làm tốt vai trò của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
+Ví dụ 3: Khi các bạn làm kế toán bán hàng và theo dõi công nợ phải thu thì các bạn cần phải nắm rõ Quy trình bán hàng từ lúc khách hàng vào mua hàng cho đến khi bàn giao hàng hóa cho khách hàng và theo dõi công nợ và thu tiền thì trải qua những bước nào
=> Và từng bước thì lập những chứng từ gốc nào, trước khi đến kế toán xuất hóa đơn và thu tiền. Chúng ta hiểu rõ các bước làm của 1 nghiệp vụ mà chúng ta phụ trách thì chúng ta sẽ làm tốt vai trò của kế toán.
NGUYÊN TẮC: HÃY QUÊN NỢ CÓ ĐI mà hãy tập trung vào vấn đề nắm rõ cách thức thực hiện những nghiệp vụ phát sinh tại công ty được THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO, đó mới là điều quan trọng (Tức là học cách thức thực hiện những nghiệp vụ xảy ra tại công ty được thực hiện như thế nào)
=> Sau khi đã nắm rõ cách thức thực hiện những nghiệp vụ phát sinh tại công ty rồi thì các bạn mới xem xét có rủi ro gì hay không khi thực hiện nghiệp vụ đó với cách làm hiện tại
=> Từ đó mới xây dựng và hoàn chỉnh các quy trình thực hiện nghiệp vụ đó sao cho hạn chế rủi ro có thể xảy ra, cứ hoàn thiện theo thời gian thì nghiệp vụ đó sẽ hoàn chỉnh và bạn sẽ nắm rất rõ hoạt động của Công ty.
Bước hai: Sau khi nắm rõ nguyên tắc 1 (Bước 1) rồi thì các bạn chỉ có việc kiểm tra xem bộ chứng từ gốc từ các phòng ban khác chuyển sang có đúng như quy trình, quy định mà công ty đã ban hành hay chưa (Chính là những quy trình, quy định mà các bạn tìm hiểu bước 1)?
+Nếu chứng từ gốc mà phù hợp theo quy trình, quy định thì kế toán sẽ duyệt chứng từ gốc
=> Lập chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán +Nếu chứng từ gốc mà không phù hợp theo quy trình, quy định thì kế toán sẽ không duyệt bộ chứng từ mà sẽ trả về cho người làm chứng từ để hoàn thiện Bước ba: Sau khi đã làm được bước 1 và bước 2 thì vấn đề ghi sổ trở nên dể dàng. Muốn ghi được sổ sách thì các bạn cần phải nắm mấy vấn đề sau
+ Nắm rõ cách hạch toán Nợ và Có của nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty (Bạn nào chưa nắm rõ vấn đề này thì vào trang tự học kế toán và thuế để xem nhé)
+Sau khi biết hạch toán Nợ và Có thì các bạn phải biết nguyên tắc ghi sổ sách kế toán (1. Ghi sổ nhật ký chung; 2. Ghi sổ cái từng tài khoản; 3. Ghi sổ chi tiết theo đối tượng và ghi sổ chi tiết theo từng mặt hàng)
+Khóa sổ và xác định số dư từng tài khoản từ loại 1 cho đến loại 9 vào cuối mỗi kỳ kế toán là tháng, quý, năm
+Lập bảng cân đối số phát sinh cuối mỗi kỳ kế toán (Tháng, Quý, Năm) để kiểm tra số liệu trước khi lập báo cáo
+Lập báo cáo tài chính cũng như những báo cáo quản trị theo nhu cầu của Ban lãnh đạo theo định kỳ (tháng, quý, năm) hoặc hàng ngày. Và Những báo cáo thuế theo quy định của Cơ quan thuế.
Các bạn là người mới tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, hoặc các bạn mới biết kế toán Cơ quan, nhưng khi đi làm thì các bạn khi cầm trên tay Bộ chứng từ gốc từ phòng ban khác chuyển sang, không biết bộ chứng từ gốc này kiểm tra như thế nào
CÂU HỎI: Kế toán kiểm tra chứng từ gốc từ các phòng ban khác chuyển tới trước khi lập chứng từ ghi sổ thì KẾ TOÁN CẦN PHẢI NẮM NHỮNG VẤN ĐỀ NÀO ĐỂ có thể kiểm tra được bộ chứng từ gốc này là phù hợp quy định của Công ty cũng như phu 2hợp theo quy định của pháp luật nhà nước (thuế, luật lao động, BHXH…)
↪↪↪TRẢ LỜI: Các bạn cần tuần tự thực hiện theo các bước sau thì để các bạn biết cách kiểm tra CHỨNG TỪ GỐC.Bước một: Kế toán cần phải nắm rõ CÁCH THỨC THỰC HIỆN của từng nghiệp vụ xảy ra như thế nào tại Công ty ĐỂ CÓ ĐƯỢC BỘ CHỨNG TỪ GỐC chuyển đến phòng kế toán (Tức là nắm rõ quy trình xảy ra của nghiệp vụ này TỪ LÚC PHÁT SINH cho đến khi hoàn thành thì PHẢI LẬP NHỮNG CHỨNG TỪ NÀO và XÉT DUYỆT NHƯ THẾ NÀO, có tuân thủ theo những quy trình, quy định của Công ty đã ban hành hay chưa??).
+Ví dụ 1: Khi các bạn làm kế toán thanh toán thì các bạn phải nắm cho được những quy định và chính sách liên quan đến thu tiền và chi tiền. Ví dụ các bạn sắp sửa lập phiếu chi tiền cho nhân viên A đi công tác Hà Nội 2 ngày thì các bạn cần phải nắm Quy chế công tác phí của công ty quy định là đi công tác gồm những chi phí nào và tương ứng với từng nhân viên thì sẽ được duyệt bao nhiêu tiền, cũng như là khi đi công tác thì sẽ lập những chứng từ nào
=> Nắm được nguyên tắc này thì quá trình kiểm tra chứng từ gốc có phù hợp theo quy định, quy trình của Công ty hay không thì quá dễ dàng. Hãy tập trung 100% tìm hiểu cách thức thực hiện nghiệp vụ xảy ra tại công ty trước khi nghỉ đến vấn đề hạch toán Nợ và Có
+Ví dụ 2: Khi các bạn làm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương thì các bạn phải biết là mục tiêu cuối cùng của các bạn làm phải làm cho được bảng lương đúng
=> Vậy các bạn phải nhìn xem là trong bảng lương có những cột nào và từng cột đó số liệu lấy từ đâu
=> Từ đó các bạn sẽ biết được là để làp được bạn lương các bạn cần phải nắm những chính sách nào (Tui nói luôn là phải nắm được Quy chế tính lương , tính thưởng của Công ty
=> Trong này sẽ nói rõ cách tính lương là theo sản phẩm hay theo giờ hay theo ngày hay theo tháng. Và cách tính lương đó sẽ quy định trong hợp đồng lao động với từng nhân viên, vậy là các bạn phải biết hợp đồng lao động của từng người.
=> Trong bảng lương có cột thuế TNCN, vậy là các bạn phải biết về Chính sách thuế TNCN. Trong bảng lương có cột về BHXH, YT, TN, vậy là các bạn phải biết về chính sách BHXH, YT, TN. Liên quan đến người lao động thì phải nộp kinh phí công đoàn, vậy là các bạn phải biết những quy định liên quan đến kinh phí công đoàn).
=> Các bạn nắm hết những chính sách trên thì các bạn sẽ làm tốt vai trò của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
+Ví dụ 3: Khi các bạn làm kế toán bán hàng và theo dõi công nợ phải thu thì các bạn cần phải nắm rõ Quy trình bán hàng từ lúc khách hàng vào mua hàng cho đến khi bàn giao hàng hóa cho khách hàng và theo dõi công nợ và thu tiền thì trải qua những bước nào
=> Và từng bước thì lập những chứng từ gốc nào, trước khi đến kế toán xuất hóa đơn và thu tiền. Chúng ta hiểu rõ các bước làm của 1 nghiệp vụ mà chúng ta phụ trách thì chúng ta sẽ làm tốt vai trò của kế toán.
NGUYÊN TẮC: HÃY QUÊN NỢ CÓ ĐI mà hãy tập trung vào vấn đề nắm rõ cách thức thực hiện những nghiệp vụ phát sinh tại công ty được THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO, đó mới là điều quan trọng (Tức là học cách thức thực hiện những nghiệp vụ xảy ra tại công ty được thực hiện như thế nào)
=> Sau khi đã nắm rõ cách thức thực hiện những nghiệp vụ phát sinh tại công ty rồi thì các bạn mới xem xét có rủi ro gì hay không khi thực hiện nghiệp vụ đó với cách làm hiện tại
=> Từ đó mới xây dựng và hoàn chỉnh các quy trình thực hiện nghiệp vụ đó sao cho hạn chế rủi ro có thể xảy ra, cứ hoàn thiện theo thời gian thì nghiệp vụ đó sẽ hoàn chỉnh và bạn sẽ nắm rất rõ hoạt động của Công ty.
Bước hai: Sau khi nắm rõ nguyên tắc 1 (Bước 1) rồi thì các bạn chỉ có việc kiểm tra xem bộ chứng từ gốc từ các phòng ban khác chuyển sang có đúng như quy trình, quy định mà công ty đã ban hành hay chưa (Chính là những quy trình, quy định mà các bạn tìm hiểu bước 1)?
+Nếu chứng từ gốc mà phù hợp theo quy trình, quy định thì kế toán sẽ duyệt chứng từ gốc
=> Lập chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán +Nếu chứng từ gốc mà không phù hợp theo quy trình, quy định thì kế toán sẽ không duyệt bộ chứng từ mà sẽ trả về cho người làm chứng từ để hoàn thiện Bước ba: Sau khi đã làm được bước 1 và bước 2 thì vấn đề ghi sổ trở nên dể dàng. Muốn ghi được sổ sách thì các bạn cần phải nắm mấy vấn đề sau
+ Nắm rõ cách hạch toán Nợ và Có của nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty (Bạn nào chưa nắm rõ vấn đề này thì vào trang tự học kế toán và thuế để xem nhé)
+Sau khi biết hạch toán Nợ và Có thì các bạn phải biết nguyên tắc ghi sổ sách kế toán (1. Ghi sổ nhật ký chung; 2. Ghi sổ cái từng tài khoản; 3. Ghi sổ chi tiết theo đối tượng và ghi sổ chi tiết theo từng mặt hàng)
+Khóa sổ và xác định số dư từng tài khoản từ loại 1 cho đến loại 9 vào cuối mỗi kỳ kế toán là tháng, quý, năm
+Lập bảng cân đối số phát sinh cuối mỗi kỳ kế toán (Tháng, Quý, Năm) để kiểm tra số liệu trước khi lập báo cáo
+Lập báo cáo tài chính cũng như những báo cáo quản trị theo nhu cầu của Ban lãnh đạo theo định kỳ (tháng, quý, năm) hoặc hàng ngày. Và Những báo cáo thuế theo quy định của Cơ quan thuế.