Những ai phải đăng ký mã số thuế?
Tại khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019, quy định người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế. Và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Phân biệt các hình thức đăng ký thuế
Tại khoản 4 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc đăng ký thuế bao gồm:- Đăng ký thuế lần đầu;
- Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
- Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
- Chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Khôi phục mã số thuế.
Thủ tục đăng ký mã số thuế trực tiếp
Hồ sơ đăng ký thuếTại Điều 31 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về hồ sơ đăng ký thuế lần đầu như sau:
- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì hồ sơ đăng ký thuế là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Người nộp thuế là tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, thì cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế;
+ Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực;
+ Các giấy tờ khác có liên quan.
- Người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế hoặc tờ khai thuế;
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao hộ chiếu;
+ Các giấy tờ khác có liên quan.
- Việc kết nối thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thuế để nhận hồ sơ đăng ký thuế và cấp mã số thuế, theo cơ chế một cửa liên thông qua cổng thông tin điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Tham khảo thêm
Giải trình hoá đơn bất hợp pháp
Cơ quan thuế có quyền yêu cầu ngân hàng thương mại sao kê tài khoản của cá nhân nộp thuế không?
Hướng dẫn đăng ký mã số thuế online
Đối tượng nộp thuế hiện nay có Đăng ký mã số thuế online đối với đối tượng nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân và đối tượng nộp thuế là tổ chức.Hướng dẫn đăng ký mã số thuế online với tổ chức
Để thực hiện đăng ký MST online với tổ chức, bạn làm theo quy trình như sau:Bước 1: Truy cập vào trang thuế điện tử

Bước 2: Chọn đối tượng "Tổ chức"

Bước 3: Chọn mục "Đăng ký thuế lần đầu" và chọn "Kê khai nộp hồ sơ"

Bước 4: Chọn "đối tượng tương ứng" với bạn sau đó chọn "Tiếp tục"

Bước 5: Điền thông tin tương ứng và chọn "Tiếp tục"

Lưu ý: Nội dung (*) là nội dung buộc điền
Trường hợp chọn sai đối tượng có thể chọn “Quay lại” để chọn lại đối tượng tương ứng
Bước 6: Điền tờ khai tương ứng

Bước 7: Sau khi đã điền xong tờ khai, bạn chọn một trong các mục sau để hoàn thành

Hướng dẫn đăng ký mã số thuế online đối với hộ gia đình, cá nhân
Bước 1: Truy cập vào trang thuế điện tử chọn Đăng ký thuế lần đầu
Bước 2: Chọn đối tượng "Hộ kinh doanh - cá nhân"

Bước 3: Chọn mục "Đăng ký thuế lần đầu" và chọn "Kê khai nộp hồ sơ"

Bước 4: Chọn "Đối tượng tương ứng" sau đó chọn "Tiếp tục"

Bước 5: Điền thông tin tương ứng và chọn "Tiếp tục"

Lưu ý: Nội dung (*) là nội dung buộc điền
Trường hợp chọn sai đối tượng có thể chọn “Quay lại” để chọn lại đối tượng tương ứng
Bước 6: Điền tờ khai tương ứng

Bước 7: Sau khi điền xong tờ khai chọn 01 trong 03 mục để hoàn thành

Hướng dẫn đăng ký MST cá nhân mới nhất
Vai trò và tầm quan trọng của mã số thuế cá nhân
MST là một mã số duy nhất được cơ quan thuế tại Việt Nam cấp cho các cá nhân. Nó đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống thuế của đất nước, giúp chính quyền xác định và theo dõi người nộp thuế và các hoạt động chịu thuế của họ.
Đối với cá nhân, việc có MST không chỉ là bắt buộc về mặt pháp lý mà còn có lợi về nhiều mặt.
Đầu tiên và quan trọng nhất, nó cho phép các cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, điều cần thiết để tuân thủ luật pháp. Ngoài ra, MST cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch tài chính khác nhau, chẳng hạn như mở tài khoản ngân hàng, vay tiền hoặc mua và bán tài sản.
Nhiều doanh nghiệp và tổ chức cũng yêu cầu phải có MST của các cá nhân trước khi họ có thể ký kết hợp đồng hoặc cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, việc có MST cũng là bằng chứng về thu nhập và đóng góp thuế của một người, điều này rất quan trọng để tiếp cận các dịch vụ và lợi ích công cộng khác nhau, chẳng hạn như an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Trong một số trường hợp, việc có MST cũng có thể cung cấp các khoản khấu trừ hoặc miễn thuế, điều này có thể giúp các cá nhân tiết kiệm tiền trên hóa đơn thuế của họ. MST giúp cho cơ quan quản lý thuế và tổ chức, cá nhân nộp thuế thuận tiện trong việc quản lý, tra cứu thuế.
Nhìn chung, việc có mã số thuế cá nhân không chỉ là một yêu cầu pháp lý tại Việt Nam mà còn là một phần thiết yếu để trở thành một công dân có trách nhiệm.
Và đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Ngay sau đây, hãy cùng Glints đến với phần hướng dẫn cách đăng ký MST cá nhân mới nhất nhé!
Tham khảo thêm
Hướng dẫn kê khai nộp thuế thay cho chủ nhà
Quý khách hàng còn những thắc mắc về hướng dẫn đăng ký mã số thuế online có thể liên hệ Gia Minh theo Hotline: 0868 458 111, để được tư vấn cụ thể hơn.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mức phạt sử dụng hoá đơn không hợp phápHàng cho biếu tặng có được khấu trừ thuế không
Điều kiện thời hạn đăng ký thuế nhà thầu
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN GIA MINH
Hotline: 0932 785 561 - 0868 458 111Zalo: 0932 890 675
Gmail: dvgiaminh@gmail.com
Website: giayphepgm.com – dailythuegiaminh.com
Last edited: