Tài chính công có 4 đặc điểm chính và quan trọng được đề cập dưới đây:
Tài chính công gắn liền với quyền sở hữu và quyền lực chính trị của nhà nước
Theo đó, tài chính công sẽ gắn liền với quyền sở hữu của nhà nước và quyền lực chính trị của nhà nước. Quá trình tạo lập cũng như sử dụng quỹ tài chính công sẽ do chủ thể duy nhất là nhà nước quyết định. Đặc biệt là quỹ ngân sách nhà nước.
Tất cả các quyết định của nhà nước đều được thực hiện theo luật pháp đã được phê chuẩn. Mỗi quỹ công được thành lập hay sử dụng đều phụ thuộc vào quan điểm của mỗi quốc gia, mục tiêu kinh tế trong từng thời kì nhất định.
Tài chính công chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng
Tài chính công chứa đựng lợi ích chung
Tài chính công phản ánh quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế trong việc phân phối nguồn tài chính quốc gia nên hoạt động tài chính công phản ánh các quan hệ lợi ích giữa nhà nước với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, trong đó lợi ích tổng thể được đặt lên hàng đầu và chi phối các quan hệ lợi ích khác.
Hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính công không lượng hoá được
Tài chính công phần lớn đều mang tính chất không hoàn lại trực tiếp. Chính vì vậy rất khó để đánh giá hiệu quả một cách chính xác. Tuy nhiên biết được hiệu quả một cách tương đối có thể thông qua các chỉ số về chỉ tiêu kinh tế xã hội. Ví dụ như độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất học, tỷ lệ thất nghiệp,...
Phạm vi hoạt động rộng
Tài chính công có phạm vi hoạt động khá rộng. Do đặc tính thực hiện nhiệm vụ trên hầu hết tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng văn hóa,...
Mọi hoạt động của tài chính công sẽ có tác động trực tiếp đến các chủ thể trong nền kinh tế. Bao gồm cả các cá nhân người tiêu dùng hay nhà đầu tư. Mức độ hay phạm vi tác động còn phụ thuộc vào chính sách và bối cảnh hiện thời.
Nguồn: Wiki
Tài chính công gắn liền với quyền sở hữu và quyền lực chính trị của nhà nước
Theo đó, tài chính công sẽ gắn liền với quyền sở hữu của nhà nước và quyền lực chính trị của nhà nước. Quá trình tạo lập cũng như sử dụng quỹ tài chính công sẽ do chủ thể duy nhất là nhà nước quyết định. Đặc biệt là quỹ ngân sách nhà nước.
Tất cả các quyết định của nhà nước đều được thực hiện theo luật pháp đã được phê chuẩn. Mỗi quỹ công được thành lập hay sử dụng đều phụ thuộc vào quan điểm của mỗi quốc gia, mục tiêu kinh tế trong từng thời kì nhất định.
Tài chính công chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng

Tài chính công chứa đựng lợi ích chung
Tài chính công phản ánh quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế trong việc phân phối nguồn tài chính quốc gia nên hoạt động tài chính công phản ánh các quan hệ lợi ích giữa nhà nước với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, trong đó lợi ích tổng thể được đặt lên hàng đầu và chi phối các quan hệ lợi ích khác.
Hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính công không lượng hoá được
Tài chính công phần lớn đều mang tính chất không hoàn lại trực tiếp. Chính vì vậy rất khó để đánh giá hiệu quả một cách chính xác. Tuy nhiên biết được hiệu quả một cách tương đối có thể thông qua các chỉ số về chỉ tiêu kinh tế xã hội. Ví dụ như độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất học, tỷ lệ thất nghiệp,...
Phạm vi hoạt động rộng
Tài chính công có phạm vi hoạt động khá rộng. Do đặc tính thực hiện nhiệm vụ trên hầu hết tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng văn hóa,...
Mọi hoạt động của tài chính công sẽ có tác động trực tiếp đến các chủ thể trong nền kinh tế. Bao gồm cả các cá nhân người tiêu dùng hay nhà đầu tư. Mức độ hay phạm vi tác động còn phụ thuộc vào chính sách và bối cảnh hiện thời.
Nguồn: Wiki