TRƯỜNG HỢP TĂNG TSCĐ
Với trường hợp tăng tài sản cố định do mua TSCĐ trong nước thì kế toán cần phải làm đó là
Xác định nguyên giá: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua phải trả NCC + Các khoản thuế (không bao gồm các khoản Thuế hoàn lại) + Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng ( như chi phí lắp đặt, sửa chữa)
Các chứng từ sử dụng:
Hợp đồng mua bán,
Hoá đơn GTGT của việc mua tài sản cố định
Hoá đơn vận chuyển tài sản,
Lệ phí trước bạ (nếu có),
Phiếu xuất kho, Biên bản bàn giao tài sản giữa bên bán và bên mua
Giấy báo nợ ngân hàng.
Trường hợp tăng TSCĐ do mua tài sản cố định (nhập khẩu)
Chứng từ kém theo: Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
Tăng tài sản cố định do công ty tự sản xuất (tiêu dùng nội bộ)
- Xác định nguyên giá.
Tài sản cố định tự sản xuất tức là sản phẩm do công ty sản xuất, mà được xuất ra cho chính công ty sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ là giá bán sản phẩm và các chi phí lắp đặt, chạy thử, chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng.
- Chứng từ sử dụng
Phiếu đề xuất xuất tiêu dùng nội bộ của phòng ban, có sự xét duyệt của Ban lãnh đạo
Phiếu xuất kho
Biên bản bàn giao
Hóa đơn GTGT
Tăng tài sản do nhận góp vốn
- Xác định nguyên giá
Nguyên giá TSCĐ nhận vốn góp liên doanh là giá trị theo đánh giá thực tế của của Hội đồng giao nhận, Các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ..
- Chứng từ sử dụng
Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết
Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn
Hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định gía theo quy định của Pháp luật, kèm theo Bộ hồ sơ nguồn gốc của tài sản.
TRƯỜNG HỢP GIẢM TSCĐ
Giảm do nhượng bán TSCĐ:
TSCĐ nhượng bán là những tài sản không cần dùng hay xét thấy sử dụng không hiệu quả.
Chứng từ sử dụng:
Lập hội đồng thẩm định giá
Thông báo công khai và tổ chức đấu giá
Có hợp đồng mua bán
Biên bản giao nhận tài sản cố định
Hóa đơn tài chính
Giảm do thanh lý TSCĐ
TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
Chứng từ sử dụng:
Khi có TSCĐ thanh lý, đơn vị phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục, trong chế độ quản lý tài chính và lập Biên bản thanh lý TSCĐ theo mẫu quy định.
Biên bản lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.