Chuyển nhượng cổ phần, vốn góp là hoạt động khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người thường băn khoăn không biết có phải nộp thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần không? Cùng đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây của Tín Việt nhé!
Xem thêm báo cáo thuế
1. Thế nào là cổ phần, vốn góp?
Điều 110, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
- Công ty cổ phần là loại doanh nghiệp có vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau, mỗi phần đó chính là cổ phần. - Cổ đông có thể là tổ chức, hoặc cá nhân không quy định bắt buộc, số lượng tối thiểu là 03, không hạn chế số lượng tối đa.
- Cổ đông sẽ chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi của số vốn đã góp vào doanh nghiệp; có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (Trừ một số trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 119 và Khoản 1, Điều 126 của Luật này).
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 12, Điều 4, phần vốn góp là tổng giá trị tài sản mà một thành viên đã góp, hoặc cam kết góp vào công ty TNHH, công ty hợp danh. Tỷ lệ vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty TNHH và công ty hợp danh.
2. Có phải nộp thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần, vốn góp không?
Theo quy định tại Điều 120, Khoản 1, Luật Doanh nghiệp năm 2014, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử có xác nhận quyền sở hữu của một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Mặt khác, Khoản 1, Điều 6, Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3, Điều 1, Luật chứng khoán năm 2010, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu với tài sản, hoặc chính phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại dưới đây:
- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ
- Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
Tóm lại, việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần sẽ được coi là chuyển nhượng chứng khoán.
2.1 Cách tính thuế khi chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần:
Theo Điều 16, sửa đổi bổ sung Điểm a, Điểm B, Khoản 2, Điều 11, Thông tư số 111/2013/TT-BTC:
- Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần, được xác định như sau:
+ Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán, được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở giao dịch chứng khoán.
+ Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp trên, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng, giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất.
- Thuế suất và cách tính thuế: Các cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Cụ thể cách tính nộp thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%
2.2 Cách tính thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH, công ty hợp danh
Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 11, Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế chính là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Riêng với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
Công thức xác định như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%
3. Hướng dẫn kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần, vốn góp
- Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 26, Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú khai thuế theo từng lần chuyển nhượng, không phân biệt phát sinh thu nhập hay không. Đối với cá nhân không cư trú, không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế, mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng sẽ khấu trừ thuế, và khai thuế theo từng lần phát sinh. Ngoài ra, doanh nghiệp khi làm chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn phải có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 26, Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán sẽ không phải khai trực tiếp với cơ quan thuế, mà công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký, công ty quản lý quỹ nơi cá nhân ủy thác quản lý danh mục đầu tư sẽ thực hiện khai thuế.
Đối với cá nhân chuyển nhượng không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán thì sẽ không phải khai trực tiếp với cơ quan thuế. Các trường hợp không thuộc trường hợp nêu tại Điểm a, b, Khoản 5 của Điều này thì thực hiện khai thuế theo từng lần phát sinh.
Lưu ý: Cuối năm, nếu cá nhân chuyển nhượng có yêu cầu quyết toán thuế thì thực hiện khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
Trên đây là cách nộp thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần, vốn góp. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả.
Xem thêm báo cáo thuế
1. Thế nào là cổ phần, vốn góp?
Điều 110, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
- Công ty cổ phần là loại doanh nghiệp có vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau, mỗi phần đó chính là cổ phần. - Cổ đông có thể là tổ chức, hoặc cá nhân không quy định bắt buộc, số lượng tối thiểu là 03, không hạn chế số lượng tối đa.
- Cổ đông sẽ chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi của số vốn đã góp vào doanh nghiệp; có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (Trừ một số trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 119 và Khoản 1, Điều 126 của Luật này).
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 12, Điều 4, phần vốn góp là tổng giá trị tài sản mà một thành viên đã góp, hoặc cam kết góp vào công ty TNHH, công ty hợp danh. Tỷ lệ vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty TNHH và công ty hợp danh.
2. Có phải nộp thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần, vốn góp không?
Theo quy định tại Điều 120, Khoản 1, Luật Doanh nghiệp năm 2014, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử có xác nhận quyền sở hữu của một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Mặt khác, Khoản 1, Điều 6, Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3, Điều 1, Luật chứng khoán năm 2010, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu với tài sản, hoặc chính phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại dưới đây:
- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ
- Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
Tóm lại, việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần sẽ được coi là chuyển nhượng chứng khoán.
2.1 Cách tính thuế khi chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần:
Theo Điều 16, sửa đổi bổ sung Điểm a, Điểm B, Khoản 2, Điều 11, Thông tư số 111/2013/TT-BTC:
- Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần, được xác định như sau:
+ Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán, được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở giao dịch chứng khoán.
+ Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp trên, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng, giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất.
- Thuế suất và cách tính thuế: Các cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Cụ thể cách tính nộp thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%
2.2 Cách tính thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH, công ty hợp danh
Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 11, Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế chính là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Riêng với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
Công thức xác định như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%
3. Hướng dẫn kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần, vốn góp
- Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 26, Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú khai thuế theo từng lần chuyển nhượng, không phân biệt phát sinh thu nhập hay không. Đối với cá nhân không cư trú, không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế, mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng sẽ khấu trừ thuế, và khai thuế theo từng lần phát sinh. Ngoài ra, doanh nghiệp khi làm chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn phải có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 26, Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán sẽ không phải khai trực tiếp với cơ quan thuế, mà công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký, công ty quản lý quỹ nơi cá nhân ủy thác quản lý danh mục đầu tư sẽ thực hiện khai thuế.
Đối với cá nhân chuyển nhượng không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán thì sẽ không phải khai trực tiếp với cơ quan thuế. Các trường hợp không thuộc trường hợp nêu tại Điểm a, b, Khoản 5 của Điều này thì thực hiện khai thuế theo từng lần phát sinh.
Lưu ý: Cuối năm, nếu cá nhân chuyển nhượng có yêu cầu quyết toán thuế thì thực hiện khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
Trên đây là cách nộp thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần, vốn góp. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả.