Có nhiều người nghĩ rằng ai cũng có quyền mua bán doanh nghiệp. Vậy điều này có đúng không ? Theo quy định thì những loại hình doanh nghiệp được phép mua bán là doanh nghiệp nào? Hãy cùng TOPA.VN tìm hiểu để tránh những bất lợi trong việc mua bán doanh nghiệp trong bài viết dưới đây:
Theo quy định tại khoản 4 điều 29 luật cạnh tranh 2018 thì mua lại doanh nghiệp là việc 1 doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc 1 phần vốn góp, tài sản…
- Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Thuộc diện cổ phần hóa nhưng không đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện cổ phần hóa. Và được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển sang hình thức bán toàn bộ doanh nghiệp.
- Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Như vậy, chỉ khi thuộc trường hợp được pháp luật quy định thì mới được bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
- Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân và bên mua phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
- Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định.
- Tổ chức tài chính trung gian, cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp và các cá nhân thuộc các tổ chức này trực tiếp giám định, định giá, kiểm toán doanh nghiệp
- Tổ chức đấu giá doanh nghiệp và người làm việc trong tổ chức đấu giá doanh nghiệp thực hiện cuộc đấu giá
- Người được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền xử lý việc bán doanh nghiệp
- Những người không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư liên quan đến các điều kiện về tiếp cận thị trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và pháp luật về đất đai.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính…
- Pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Anh/ chị có thể tham khảo thêm về thủ tục mua bán doanh nghiệp và những rủi ro cần lưu ý tại bài viết: https://blog.topa.vn/co_duoc_phep_mua_ban_doanh_nghiep_khong/1203/
Mua bán doanh nghiệp là gì ?
Là quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu và quản lý một doanh nghiệp từ người này sang người khácTheo quy định tại khoản 4 điều 29 luật cạnh tranh 2018 thì mua lại doanh nghiệp là việc 1 doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc 1 phần vốn góp, tài sản…
Các loại hình doanh nghiệp được phép mua bán ?
Theo các quy định hiện nay, chỉ có 2 loại hình doanh nghiệp được phép bán:- Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
- Doanh nghiệp tư nhân.
Công ty 100% vốn nhà nước
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 23/2022/NĐ-CP về các trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp bao gồm:- Thuộc diện cổ phần hóa nhưng không đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện cổ phần hóa. Và được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển sang hình thức bán toàn bộ doanh nghiệp.
- Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Như vậy, chỉ khi thuộc trường hợp được pháp luật quy định thì mới được bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Công ty tư nhân
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, việc mua bán doanh nghiệp chỉ đặt ra đối với doanh nghiệp tư nhân, được quy định tại điều 192 như sau:- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
- Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân và bên mua phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
- Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định.
Các đối tượng không được mua doanh nghiệp
Công ty 100% vốn nhà nước
- Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.- Tổ chức tài chính trung gian, cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp và các cá nhân thuộc các tổ chức này trực tiếp giám định, định giá, kiểm toán doanh nghiệp
- Tổ chức đấu giá doanh nghiệp và người làm việc trong tổ chức đấu giá doanh nghiệp thực hiện cuộc đấu giá
- Người được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền xử lý việc bán doanh nghiệp
- Những người không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư liên quan đến các điều kiện về tiếp cận thị trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và pháp luật về đất đai.
Công ty tư nhân
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh cho riêng cơ quan, đơn vị mình- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính…
- Pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Anh/ chị có thể tham khảo thêm về thủ tục mua bán doanh nghiệp và những rủi ro cần lưu ý tại bài viết: https://blog.topa.vn/co_duoc_phep_mua_ban_doanh_nghiep_khong/1203/