G

1. Khái niệm và cơ sở pháp lý
1.1. Cơ sở pháp lý
- Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng
- Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 133/2016/TT-BTC
1.2. Khái niệm
Theo TT 48/2019/TT-BTC, Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho2. Nguyên tắc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
2.1. Đối tượng được trích lập dự phòng phải đảm bảo điều kiện có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lý hợp lệ hoặc có bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho2.2. Công thức tính mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán: xác định theo chuẩn mực kế toán 02-Hàng tồn kho
- Giá trị thuần có thể thực hiện được: giá bán ước tính của hàng tồn kho tại thời điểm lập BCTC trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ chúng.
2.4. Khi trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
- Nếu mức dự phòng phải trích lập kỳ này bằng số dư khoản dự phòng đã trích lập trên BCTC kỳ trước thì không được trích lập bổ sung dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Nếu mức dự phòng phải trích lập kỳ này cao hơn số dư khoản dự phòng đã trích lập trên BCTC kỳ trước thì trích them phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
- Nếu mức dự phòng phải trích lập kỳ này thấp hơn số dư khoản dự phòng đã trích lập trên BCTC kỳ trước thì thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.
- Lập bảng kê chi tiết mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho của từng mặt hàng để làm căn cứ hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ
Đọc tiếp tại: https://kaike.vn/du-phong-giam-gia-hang-ton-kho/?utm_source=forumketoan